(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo sơ kết năm 2017 đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017 – 2019”. Dự án được triển khai tại 07 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Hòa Bình.
Dự án trên được Bộ
NN&PTNT phê duyệt, nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi cá lồng bè
trên sông và hồ chứa tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án tập trung vào các
nội dung: xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo nhân rộng ngoài mô hình, thông
tin tuyên truyền và quản lý dự án. Việc triển khai dự án trong các năm 2017 –
2019 được kỳ vọng sẽ là những bước đi cần thiết góp phần đẩy mạnh nghề nuôi
trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa nói riêng tại
vùng miền núi phía Bắc, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thay
đổi cơ cấu sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân, tạo ra các sản phẩm có
giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Trong chương trình làm việc, các đại biểu đến khảo
sát, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè trên sông Đà tại xã
Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).
Thực hiện dự án trong năm
2017, các địa phương đã xây dựng được 07 mô hình trình diễn (mỗi tỉnh thực hiện
01 mô hình), gồm 02 mô hình nuôi cá tầm, 03 mô hình nuôi cá diêu hồng và 02 mô
hình nuôi cá lăng. Cùng với đó, đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho các học viên
tham gia mô hình và các hộ xung quanh với số lượng 210 học viên; tổ chức 07 lớp
đào tạo nhân rộng ngoài mô hình với 218 học viên. Tại hội nghị, các đại biểu đã
đánh giá khá cao kết quả thực hiện các mô hình trình diễn, từ đó kiến nghị
nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời
gian tới.
Được biết, từ năm 2013 đến
nay, các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đã mở ra một hướng phát
triển kinh tế bền vững cho một số tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hòa Bình.
Đến năm 2017, số lồng nuôi tại các tỉnh trong khu vực này đã tăng khoảng 18.761
lồng, trung bình mỗi lồng có thể tích từ 50 – 120 m3. Nhìn chung,
các mô hình đã tạo ra sản phẩm thủy sản sạch, an toàn phục vụ cho nhu cầu thị
trường trong nước và bước đầu hướng tới xuất khẩu.
Thu Trang
(HBĐT) - Sau khi được chứng nhận nhãn hiệu tập thể (NHTT), việc duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam Lạc Thủy được xác định là giải pháp trọng tâm để tiếp tục khai thác tốt thế mạnh này của địa phương. Trong đó, "mắt xích” quan trọng hàng đầu chính là quản lý chất lượng giống.
(HBĐT) - Phát triển sản xuất cam hàng hóa có chất lượng cao là chiến lược của huyện Lạc Thủy nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung trong xây dựng NTM, tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập cho người nông dân. Do đó, tỉnh và huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho các hộ trồng cam mở rộng diện tích, đang dần hình thành vùng sản xuất tập trung, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu nhập trên 400 triệu đồng/ha.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (10-11) bão Haikui đã vượt qua khu vực phía nam đảo Lu-dông của Philippines đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 13 ở Việt Nam.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vốn vay Ngân hàng Thế giới” năm 2018 được triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nhu cầu vốn sẽ là 76.485 triệu đồng, bao gồm 68.836 triệu đồng vốn Ngân hàng Thế giới và 7.648 triệu đồng vốn đối ứng của tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Lê, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Thủy chia sẻ: Được chính thức phát động từ cuối tháng 6/2017, Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017 do T.ư Hội LHPN Việt Nam tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng và gửi sản phẩm, ý tưởng dự thi của nhiều tập thể, cá nhân trên toàn quốc. Sản phẩm thuyền chống lũ, lĩnh vực GD&ĐT của nhóm tác giả trường mầm non thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) là 1 trong 24 tác phẩm sáng tạo được lựa chọn khen thưởng, tôn vinh trong Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/10 vừa qua.
(HBĐT) - Từ ngày 6 - 8/11, Sở Công Thương phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng, NN & PTNT, Hội Nông dân huyện Tân Lạc tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức thuộc Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp. Tham dự lớp học có 100 nông dân, thành viên Hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ Bưởi đỏ Tân Lạc.