(HBĐT) - Tháng 12/2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 36 về "Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình năm 2017”, trong đó đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực.
Theo
đó, các chỉ tiêu về môi trường được đưa ra là: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh 90%; tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được
xử lý trong năm 2017 là 50%; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý 92%; tỷ lệ chất
thải y tế xử lý đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng 51,2%.
Kết quả
thực hiện (theo thống kê của UBND tỉnh): Năm 2017, tỷ lệ dân số nông thôn được
sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ chất thải nguy hại và chất thải y tế được xử
lý, tỷ lệ che phủ rừng 51,2% đều đạt kế hoạch đề ra. Riêng tỷ lệ các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 40% (không đạt kế hoạch).
Nguyên
nhân: Chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2017 sẽ xử lý được 1/2 cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngay trong năm 2017, tăng thêm 3 cơ sở. Hiện
tại, trên địa bàn tỉnh có 5 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong năm
2017, tỉnh xử lý dứt điểm 2/5 cơ sở và đưa ra các phương án, giải pháp để xử lý
tiếp 3 các cơ sở còn lại trong thời gian tới.
T.H
(HBĐT) - Ngày 14/11, đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm khoa học công nghệ kỹ thuật - giáo dục tỉnh Hoà Bình. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; đại diện lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung ương.
(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo sơ kết năm 2017 đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017 – 2019”. Dự án được triển khai tại 07 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Hòa Bình.
Đợt mưa bão kéo dài vừa qua, đã làm cho khu vực cửa biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) bị bồi lấp nghiêm trọng. Hiện, có gần một nghìn tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam và các vùng lân cận bị mắc cạn, đành phải nằm bờ. Việc tàu thuyền không ra khơi đánh bắt đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của ngư dân sau bão lũ. Tuy nhiên, việc nạo vét luồng cho tàu thuyền ra vào cửa biển này còn nhiều bất cập. Hàng chục tỷ đồng đầu tư cho việc nạo vét hằng năm có nguy cơ "trôi ra” biển…
(HBĐT) - Sau diễn biến của đợt mưa lũ lịch sử xảy ra vào đầu tháng 10 vừa qua, hàng trăm hộ dân ở các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình lâm vào cảnh mất nhà cửa do lũ cuốn, sạt lở. Xây dựng các điểm tái định cư, sớm ổn định đời sống nhân dân vùng bị lũ quét, sạt lở đất là yêu cầu bức thiết.
Ngày 10/11, tại Hà Nội, Công ty điện lực xanh(Việt Nam) và Công ty điện lực xanh Hàn Quốc đã ký kết hợp tác dự án liên doanh "Tàu phát điện thuỷ điện xanh” tại Hoà Bình. Chứng kiến lễ ký kết có đại diện Chính phủ Hàn Quốc và các cơ quan hữu quan của Việt Nam.
(HBĐT) - Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng, đất đá sạt lở gây ách tắc trên diện rộng và khiến nhiều hộ dân phải di dời. Những ngày qua, chính quyền và người dân xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã và đang tập trung khắc phục hậu quả, bà con nơi đây cần lắm sự quan tâm kịp thời của cơ quan hữu quan cũng như các tấm lòng thiện nguyện để sớm ổn định cuộc sống.