(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, ngoài thiệt hại về người và tài sản, nhiều nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm do ngập úng, rác thải ứ đọng, phân gia súc, gia cầm không kịp thu gom. Hiện nay đã phát hiện một số ca bệnh rải rác như cúm mùa, tiêu chảy, chân, tay, miệng, viêm não Nhật Bản và các ca bệnh tản phát khác do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm.
Sau
mưa lũ, huyện Lương Sơn ngập úng 4.113 giếng nước sinh hoạt của người dân.
Huyện Lạc Sơn 1.370 giếng, nguồn nước bị ô nhiễm. Huyện Kim Bôi có 1.795 giếng,
huyện Mai Châu có 1.158 giếng, huyện Cao Phong 1.030 giếng bị nước lũ tràn vào
cần được xử lý. Tại một số điểm ngập úng cục bộ, sạt lở đất trên toàn tỉnh có
nhiều rơm, rác chưa được thu gom, xử lý. Các giếng đào của người dân gần ruộng
hoặc cạnh chuồng gia súc không đảm bảo vệ sinh. Sau mưa lũ, vô số vi sinh vật,
bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường
và nguồn nước sinh hoạt. Sau đợt mưa lũ đã phát hiện một số ca bệnh rải rác như
cúm mùa, tiêu chảy, chân, tay, miệng, viêm não Nhật Bản và các ca bệnh tản
phát… 10/11 huyện, thành phố đánh giá vẫn có thể phát sinh dịch bệnh sau lũ do
mầm bệnh trong môi trường giếng nước, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, xác súc
vật chết. Người dân trong vùng mưa lũ tinh thần suy giảm, lao động cực nhọc,
chế độ dinh dưỡng hạn chế nên có thể phát sinh bệnh.
Đồng
chí Lê Sơn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cho biết: Sau mưa lũ,
chúng tôi đã lấy 27 mẫu/9 huyện đánh giá sơ bộ hầu hết các mẫu nước trong,
không vẩn đục. Riêng 3 mẫu lấy tại huyện Lạc Thủy có vẩn màu vàng của đất.
Trong 9 mẫu có kết quả thì 8 mẫu dương tính với vi khuẩn Ecoli và vi khuẩn
Coliform vượt mức giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt, 1 mẫu âm
tính với vi sinh vật. Qua đánh giá, nguy cơ gây bệnh ở vùng nước lũ bị ngập
hoặc các điểm tái định cư tạm thời người dân sống tập trung trong môi trường
hẹp còn rất cao. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã phối hợp với các huyện, thành
phố tiến hành xử lý khử trùng môi trường ở và nước cho các hộ dân, nhất là
những điểm ở mới. Nhiều điểm dân cư ở tập trung nguồn nước sinh hoạt còn thiếu.
Do vậy, để người dân ở lâu dài cần tìm nguồn nước ổn định. Để hạn chế tối đa
bệnh sau mưa lũ, trạm y tế các xã tăng cường truyền thông khuyến cáo người dân
ăn thức ăn nấu chín, nước đun sôi, duy trì thói quen thường xuyên rửa tay với
xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh. Thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón
chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt loăng quăng, bọ
gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ
chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước
tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng. Mắc màn khi ngủ, kể cả ban ngày. Thau bể nước,
giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất khử trùng nước ăn uống, sinh
hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh cần
đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Việt
Lâm
(HBĐT) - "Đã chính thức bước vào mùa khô, bắt đầu xuất hiện những nguy cơ cháy rừng thường trực. Các cấp ủy, chính quyền và người dân cần đề cao cảnh giác, nghiêm túc thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương châm "4 tại chỗ”, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh lửa rừng khi mới phát sinh, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững” - Chi Cục phó Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa rải rác; Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa rất to. Kết hợp giữa không khí lạnh tăng cường và dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, trong các ngày 23-24/11 ở Bắc Bộ trời rét, vùng núi và trung du rét đậm, có nơi rét hại.
(HBĐT) - Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ 17h ngày 9/10 đến 17h ngày 11/10/2017, trên địa bàn huyện Lương Sơn có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại Trạm khí tượng thủy văn Lâm Sơn là 183mm, mực nước trên sông Bùi cao nhất ở thời điểm 15h ngày 10/10 là 2.445 cm, trên mức báo động 3 đã làm ngập toàn bộ các ngầm trên địa bàn huyện, nhất là các ngầm tràn dọc theo sông Bùi và gây ngập quốc lộ 6, khu vực Đông Dương. Mưa to, nước lũ dồn về 3 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện, gồm sông Cầu Đường, sông Thanh Hà và đặc biệt là sông Bùi - một con sông nhỏ, ngắn và dốc, hàng năm thường có lũ lớn gây ngập lụt các địa bàn: Cao Răm, Tân Vinh, Nhuận Trạch, Trường Sơn, thị trấn Lương Sơn...
(HBĐT) - "Là tâm điểm chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, để ổn định cuộc sống cho đồng bào ở huyện Đà Bắc sau mưa lũ chắc còn lâu dài. Khó khăn nhất của tỉnh Hoà Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng sau mưa lũ là vấn đề nhà ở. Do vậy, vấn đề cấp bách là phải lo nhà ở cho người dân. Nhà bạt cũng được, nhất định không để ai màn trời chiếu đất”. Quan điểm chỉ đạo đó của đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đang được tỉnh và huyện Đà Bắc quyết liệt chỉ đạo. Tuy vậy, ổn định dân cư sau mưa lũ huyện Đà Bắc vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19-11), khi đi vào vùng biển cách bờ biển các tỉnh từ Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 200 km về phía đông, bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp bão số 14.