(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có trên 9 nghìn ha cây ăn quả có múi (CAQCM), trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 4,3 nghìn ha đang vào giai đoạn phát triển quả. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng cần chủ động đề phòng các đối tượng sâu bệnh thường phát sinh, gây hại trên CAQCM như nhện, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh ghẻ sẹo, rầy chổng cánh, sâu đục cành… Đặc biệt, qua kết quả kiểm tra đồng ruộng gần đây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) vừa đưa ra khuyến cáo: Các hộ trồng trọt cần chú ý triển khai ngay các biện pháp kỹ thuật nhằm phòng bệnh nứt quả sinh lý trên CAQCM.


Theo Chi cục TT&BVTV: Hiện tượng nứt quả đang xảy ra khá phổ biến trên các vườn CAQCM, tập trung chủ yếu ở một số giống như cam V2, cam đường Canh, CS1… Đây là hiện tượng sinh lý mà nguyên nhân chính là do chế độ chăm sóc không phù hợp, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăm sóc và giữ quả. Ngoài ra, trong kỹ thuật điều tiết sinh trưởng và điều tiết cây ra hoa, chống rụng quả non, một số bà con thường áp dụng kỹ thuật "hãm cây” bằng cách khoanh vỏ cây ở thời kỳ trước ra hoa, sau khi hình thành quả non đã ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Những nguyên nhân trên làm cho phần vỏ quả và thịt quả phát triển không cân đối, các tế bào vỏ quả yếu, khả năng liên kết kém, nhanh già chết, vỏ quả chai cứng trong khi đó phần thịt quả vẫn phát triển tạo ra một áp lực lớn làm vỏ quả nứt ra. Trong trường hợp cây bị nhiễm bệnh (ghẻ, loét) thì tình trạng nứt quả diễn biến phức tạp hơn, khó kiểm soát. Tình trạng này có xu hướng tăng nhanh và kéo dài trong suốt giai đoạn phát triển của quả, ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng canh tác CAQCM. Chính vì vậy, Chi cục TT&BVTV đề nghị bà con nông dân cần triển khai ngay một số giải pháp kỹ thuật để hạn chế thấp nhất hiện tượng nứt quả.


Hộ trồng bưởi Diễn tại xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong) chú trọng chăm sóc vườn bưởi đang thời kỳ phát triển quả, trong đó chủ động phòng bệnh nứt quả.

Cụ thể, đối với những cây đang bị nứt quả, bà con cần khẩn trương loại bỏ quả nứt, hỏng ra khỏi vườn, thu gom thành đống rồi dùng chế phẩm EM hoặc Tricodema phun đều lên, sau đó lấy nilon phủ kín, sau 2-3 tháng có thể mang ra dùng làm phân bón hoặc có thể đào hố dồn những quả nứt hỏng xuống, sau đó lấy vôi bột rắc đều lên trên, lấp đất kín hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại vườn cây.

Để nâng cao hiệu quả phòng bệnh nứt quả sinh lý trên CAQCM, biện pháp quan trọng cần làm ngay là bổ sung canxi cho cây bằng các loại phân bón qua lá, giúp cây hấp thu nhanh nhất, sớm khắc phục hiện tượng thiếu hụt canxi cục bộ. Bên cạnh đó, khi bón phân thúc lớn quả giai đoạn này, cần bón cân đối giữa N-P-K và các trung vi lượng khác, không nên bón thừa đạm hoặc chỉ bón phân đạm đơn.

Chi cục TT&BVTV khuyến cáo: Để quản lý tốt hiện tượng nứt quả, bà con nông dân cần áp dụng tổng hợp các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Ví dụ, cần tỉa cành, tạo tán sau khi thu hoạch để loại bỏ những đoạn cành đã mang quả, cành sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau… giúp hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi cư trú của sâu bệnh hại. Khi bón phân, cần cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đa - trung - vi lượng. Chú ý bón đủ phân hữu cơ. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột 1 - 1,5 kg/cây/năm vào giai đoạn cuối năm. Tăng cường bổ sung thêm canxi, silic, magie và các trung vi lượng khác bằng các loại phân bón qua gốc, phân qua lá giúp kiến tạo vách tế bào quả vững chắc, hạn chế nứt quả. Đặc biệt, trong mùa mưa hiện nay và nhất là sau những ngày mưa liên tiếp vừa qua, bà con cần khẩn trương đào rãnh thoát nước cho vườn cây, chú ý các khu vực vườn trũng, khả năng thoát nước kém. Cùng với nỗ lực phòng bệnh nứt quả cho cây trồng, cần tiếp tục quản lý tốt các đối tượng gây hại khác như bệnh ghẻ, loét, sâu vẽ bùa, các đối tượng chích hút… Từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo sẽ cho kết quả thu hoạch tốt trong niên vụ 2018 - 2019.


Thu Trang


Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục