(HBĐT)-Sáng 11/7, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp đánh giá công tác chuẩn bị triển khai diễn tập, điều hành xả lũ khẩn cấp hồ Hòa Bình và ứng phó bảo đảm an toàn cho hạ du. Cuộc họp có sự tham gia của các ngành chức năng, tổ chức liên quan, thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn.


 Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng BCĐ  TƯ về PCTT, chương trình diễn tập điều hành xả lũ khẩn cấp hồ Hòa Bình và ứng phó bảo đảm an toàn hạ du, cuộc diễn tập chính thức sẽ diễn ra trong ngày 14/7 có sự tham gia của BCH PCTT&TKCN các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Cuộc diễn tập có 2 nội dụng chính là phần cơ chế điều hành và phần thực binh.

 

Tỉnh ta đã xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nội dung diễn tập. Thực hiện lệnh của Trưởng BCĐ TƯ về PCTT, công ty Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở thêm một cửa xả đáy. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, UBND tỉnh yêu cầu các chủ lồng bè, phương tiện nổi nơi neo đậu, có biện pháp chằng néo lồng bè, phương tiện, yêu cầu các hộ dân sinh sống trên nhà bè tại khu vực tổ 14 phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình nhanh chóng bố trí, sơ tái khỏi các nhà bè để lên bờ đến nơi sơ tán bảo đảm an toàn. Các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tổ chức thông báo yêu cầu người dân mặc áo phao, tổ chức sơ tán người và tài sản lên bờ, tổ chức cứu hộ, cứu nạn người bị rơi xuống nước sơ cứu theo quy trình, tổ chức sơ tán người và tài sản trên các lồng bè lên bờ bảo đảm an toàn. Sau khi nghe các thành viên BCH PCTT&TKCN báo cáo việc thực hiện kế hoạch diễn tập, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh, Sở NN&PTNT, cơ quan thường trực phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành, tổ chức liên quan, chính quyền các địa phương rà soát nội dung, kịch bản diễn tập cho sát với thực tế, chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, điện, lều bạt, y tế, an ninh… để bảo đảm cho cuộc diễn tập đạt kết quả tốt nhất. Sáng mai, ngày 12/7, UBND tỉnh  tổ chức diễn tập thử cơ chế điều hành khẩn cấp hồ Hòa Bình xả lũ và ứng bảo đảm an toàn cho hạ du. Trước đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo di dời các hộ dân khu vực xóm vạn chài phường Tân Thịnh đến bãi neo đậu tàu thuyền thuộc phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình khi công ty Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

 

                                       Lê Chung

Các tin khác


Bắc Bộ mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày và đêm nay (9-7), ở Bắc Bộ và Thanh Hóa-Nghệ An có mưa vừa, có nơi mưa to; khu vực vùng núi các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, có nơi mưa rất to và dông, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét ở Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình.

Mưa lớn, và cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trên tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục Tây Bắc-Đông Nam qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao.

Sáng mai (9/7) mở thêm 1 cửa xả đáy

(HBĐT) - Vào 8h sáng mai (ngày 9/7), Công ty Thủy điện Hòa Bình sẽ mở thêm 1 cửa xả đáy theo lệnh của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

Thuỷ điện Hoà Bình mở 01 cửa xả đáy

(HBĐT) - Sáng nay (7/7), vào lúc 8 giờ, Thuỷ điện Hoà Bình chính thức mở 01 cửa xả đáy, báo hiệu một mùa lũ đựơc dự báo sẽ có nhiều "bất thường” so với những mùa lũ trước.

Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình về chủ động ứng phó với thiên tai

(HBĐT)-Thực hiện công điện số 07 /CĐ – TW hồi 12h ngày 05/7/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã lệnh Công ty Thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy vào hội 8h ngày 7/7/2018, tùy theo tình hình diễn biến mưa lũ thượng nguồn có thể tiếp tục mở thêm cửa xả đáy theo quy định.

Phòng bệnh nứt quả sinh lý trên cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có trên 9 nghìn ha cây ăn quả có múi (CAQCM), trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 4,3 nghìn ha đang vào giai đoạn phát triển quả. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng cần chủ động đề phòng các đối tượng sâu bệnh thường phát sinh, gây hại trên CAQCM như nhện, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh ghẻ sẹo, rầy chổng cánh, sâu đục cành… Đặc biệt, qua kết quả kiểm tra đồng ruộng gần đây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) vừa đưa ra khuyến cáo: Các hộ trồng trọt cần chú ý triển khai ngay các biện pháp kỹ thuật nhằm phòng bệnh nứt quả sinh lý trên CAQCM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục