Theo đó, để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất và hạ du hồ Hòa Bình khi xả lũ khẩn cấp (có thể như năm 2017), Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu
Rà soát các phương án đảm bảo an toàn hạ du, đặc biệt đối với các khu vực đang xảy ra sạt lở và những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở như: Khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình; khu vực xóm Máy Giấy tại lý trình Km3+00 đường tỉnh 445, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; khu vực đồi Ông Tượng để sẵn sàng di dời dân an toàn. Bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại các khu vực thấp trũng thường xuyên bị ngập úng, khu vực các ngầm tràn, đường ngập nước, đò ngang, đò dọc,... để hướng dẫn người dân, phương tiện qua lại. Tổ chức lực lượng sẵn sàng xử lý các sự cố về giao thông, đảm bảo thông tuyến. Chuẩn bị các phương án về vật tư, nhân lực, thực phẩm; sẵn sàng lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhất là các khu vực trong điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để khịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về việc xả lũ hồ Hòa Bình và diễn biến mưa bão đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động ứng phó.
PV(TH)
(HBĐT) - Sáng 12/9, huyện Cao Phong tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện với người dân trên địa bàn 2 xã Yên Lập, Yên Thượng về công tác quản lý TN&MT.
(HBĐT) - Đó là tinh thần chỉ đạo của ngành NN & PTNT tại văn bản số 256/TT & BVTV – BVTV ngày 10/9/2018 về việc hướng dẫn điều tra phát hiện rầy di trú.