Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội.
Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về phát triển KH-CN và đạt những kết quả tích cực. Cơ cấu các nhiệm vụ được cân đối phù hợp, bám sát mục tiêu phát triển KT-XH. Cơ quan QLNN về KH-CN ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH-CN có nhiều đổi mới theo hướng trọng tâm, trọng điểm, góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề ra các chủ trương, chính sách của tỉnh trong phát triển KT-XH. Tiềm lực KH-CN được nâng lên cả về cơ sở vật chất, con người. Có 45/46 cơ quan, đơn vị và 112/210 xã, phường, thị trấn đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tỉnh có 9 doanh nghiệp KH-CN. Các nhiệm vụ KH-CN trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nông nghiệp, y tế, giáo dục… đem lại hiệu quả trong thực tiễn. Hàm lượng KH-CN đóng góp vào SX-KD ngày càng cao hơn.
Tuy nhiên, việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH-CN chưa cao. Hoạt động đầu tư, nghiên cứu KH-CN và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chậm. Số doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển KH-CN rất ít. Tỉnh thiếu chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực KH-CN. Nguồn lực đầu tư cho KH-CN từ ngân sách còn hạn chế...
Tỉnh kiến nghị Quốc hội tiếp tục chỉ đạo rà soát hệ thống các văn bản pháp luật về phát triển KH-CN. Với chính phủ và các bộ, trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH-CN cần sự phối hợp hơn nữa giữa các ngành để có sự đồng bộ, kịp thời. Nâng mức phân bổ KH-CN cho tỉnh. Quan tâm đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp địa phương để dễ tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ đổi mới công nghệ và Quỹ phát triển KH-CN quốc gia. Tạo điều kiện để địa phương tham gia vào các chương trình nghiên cứu ứng dụng hàng năm của Bộ KH-CN. Cần có chế tài đủ mạnh để hình thành Quỹ phát triển KH-CN trong các doanh nghiệp.
Tại buổi làm việc với đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định KH-CN đang đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng chí kiến nghị ưu tiên phân bổ ngân sách sự nghiệp KH-CN cho các tỉnh miền núi khó khăn như Hòa Bình. Tỉnh sẽ khảo sát để đánh giá tại sao doanh nghiệp chưa trích lập Quỹ phát triển KH-CN để có giải pháp tháo gỡ.
Thay mặt đoàn, đồng chí Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội tiếp thu các kiến nghị của tỉnh trình cấp có thẩm quyền.Đồng chí đánh giá cao sự quan tâm của tỉnh đối với lĩnh vực KH-CN và những kết quả đạt được. Đồng chí gợi mở tỉnh tiếp tục quan tâm phát triển tài sản trí tuệ vì có nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế. Có cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo môi trường làm việc cho họ. Có cảnh báo bảo vệ môi trường nước sông Đà.
Đoàn công tác của Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội khảo sát tại Công ty TNHH Thủy hải sản Hòa Bình ở xã Thái Thịnh (TP Hòa bình).
Trước đó, đoàn đã đi khảo sát tại Công ty TNHH Thủy hải sản Hòa Bình và Công ty CP Biopharm Hòa Bình tại TP Hòa Bình.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Hòa, Trưởng phòng Tổng hợp Công ty CP Nước sạch Hòa Bình cho biết: Hiện nay, Công ty có 7 đơn vị trực thuộc gồm Xí nghiệp xây lắp, các Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch TP Hòa Bình, Lương Sơn - Kỳ Sơn, Tân Lạc - Mai Châu, Lạc Sơn - Yên Thủy, Cao Phong - Bãi Chạo, Kim Bôi - Lạc Thủy với 190 cán bộ, công nhân viên. Xác định là đơn vị sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Công ty luôn quan tâm đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động vì sự phát triển của doanh nghiệp.