(HBĐT) - Đó là ý tưởng của anh Dương Như Mừng, nhà vườn xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong). Anh đã tiến hành khảo nghiệm căng màn bảo vệ cho cam tại vườn nhà kể từ tháng 7 đến nay. Kết quả mang lại vượt trên cả mong đợi: Chất lượng quả tươi ngon hơn, màu sắc bắt mắt, quả chín đều và đặc biệt là hạn chế được tình trạng rụng quả vốn phổ biến do côn trùng, sâu bệnh hại.


Anh Dương Như Mừng hiện thực hóa ý tưởng bảo vệ cam khỏi sâu bệnh, côn trùng hại bằng hệ thống màn.

Từ trăn trở nghề vườn

Gia đình anh Mừng có 11,5 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam lòng vàng, V2, cam Canh. Để có được vườn cam thuộc diện lớn nhất xã Bình Thanh, anh đã đổ vào đây tất cả vốn liếng và công sức. Khoảng 6 ha cam đã ở chu kỳ kinh doanh. Cũng bởi dành cả tâm sức nên trong quá trình gắn bó với nghề làm vườn, anh ngày đêm trăn trở làm sao để sản phẩm có chất lượng tốt, tạo dựng được niềm tin, uy tín đối với khách hàng. Đây cũng là lý do để anh chuyển sang trồng cam tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng cam của tỉnh.

Đặc biệt, quá trình suy nghĩ, tìm tòi cái mới, anh Mừng đưa ra ý tưởng dùng màn cho cam quả, xuất phát từ trăn trở con người nằm màn có thể chống được muỗi, côn trùng. Như vậy, nếu căng màn cho cam, cam cũng được bảo vệ, ngăn chặn các sâu bệnh, côn trùng gây hại cho quả. Như anh Mừng chia sẻ thì các tác nhân gây hại ở thời điểm quả bắt đầu tạo ngọt cho đến kỳ thu hoạch là ruồi vàng, ngài, chưa kể còn tác động của thời tiết thu - đông có nhiều sương muối. Mặc dù hiện nay, nhiều nhà vườn đã tìm cách hạn chế tình trạng sâu bệnh hại trong giai đoạn quả tạo ngọt bằng việc lắp đặt các bẫy dẫn dụ nhưng hiệu quả không cao. Sự gây hại rõ nhất do cam bị sâu ngài và ruồi vàng châm là hiện tượng rụng quả sau từ 5 - 7 ngày. Đây đồng thời là một trong những lo lắng lớn nhất của các nhà vườn bởi khi xuất hiện sâu bệnh hại và côn trùng, chỉ cần qua một đêm, lượng quả rụng mỗi gốc có thể lên đến hàng chục kg cam thành phẩm, hao hụt khoảng 10% sản lượng mỗi cây.

Đến hiện thực hóa  ý tưởng độc đáo

Bản thân anh Mừng đã từng đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây có múi ở nhiều vùng nhưng cho đến khi nảy sinh ý tưởng "căng màn để bảo vệ cam”  trong đầu, anh chưa thấy ở đâu thực hiện. Mãi đến cách đây hơn 1 tháng, qua xem trên mạng thì phạm vi cả nước có một nông dân ở Hà Tĩnh đang có chung ý tưởng này.

Trở lại thời điểm cách đây 4 tháng, ngay khi nghĩ ra ý tưởng, anh Mừng quyết tâm hiện thực hóa nó bằng được. Việc đầu tiên là tìm kiếm cơ sở sản xuất màn theo ý tưởng và thiết kế của anh. Cơ sở anh chọn may màn ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội), kích thước mỗi màn có chiều cao 5m, rộng 5m để có thể phủ kín toàn bộ từ phần ngọn đến hết phần gốc theo như cách anh nghiên cứu và tính toán về chiều cao và độ phủ tán của cây cam theo năm tuổi.

Ban đầu chi phí khá tốn kém, bình quân vào khoảng 200.000 đồng/màn/cây. Tuy nhiên, anh Mừng tự tin: Quá trình thử nghiệm căng màn bảo vệ cho diện tích cam quả, tình trạng ruồi vàng, ngài châm đã được khắc phục triệt để. Thiết kế và độ bền của màn có thể sử dụng từ 3 - 5 năm. Như vậy chỉ phải đầu tư 1 vụ mà lợi ích kéo dài ít nhất 3 năm, các sâu bệnh, côn trùng không còn cơ hội xâm nhập gây thiệt hại về chất lượng, sản lượng. Bên cạnh đó, khi căng màn cho cam còn có lợi ích quan trọng khác, đó là nhà vườn không cần sử dụng thuốc BVTV, thời gian cách ly với thuốc BVTV là tuyệt đối. Hơn nữa, màn che chắn cho cam khỏi bị sương muối ảnh hưởng đến mẫu mã.

Hiện tại, anh Mừng đang khảo nghiệm căng màn cho khoảng 500 cây trên diện tích 1 ha cam VietGAP. Vườn cam của gia đình anh thu hoạch được chừng 1 tháng trở lại đây. Theo kinh nghiệm thực tiễn sản xuất thì trước khi xuất bán, anh tháo màn khoảng 15 - 20 ngày để cam đảm bảo độ chín và màu sắc vàng đều. Anh đang tiếp tục đặt màn để căng bảo vệ cho toàn bộ diện tích cam thời kỳ kinh doanh ở vụ cam sau.

Căng màn cho cam quả - ý tưởng độc đáo đã giúp anh Mừng giảm bảo vệ triệt để, không bị thiệt hại về sản lượng do ruồi vàng, ngài châm gây ra. Anh Mừng hy vọng ý tưởng này sẽ chia sẻ đến những nhà vườn trong, ngoài tỉnh để nâng cao giá trị, gìn giữ thương hiệu cây ăn quả có múi của địa phương. Sâu xa hơn nữa là đảm bảo thời gian cách ly sử dụng thuốc BVTV dài lâu cũng chính là bảo đảm an toàn thực phẩm, vì sức khỏe người tiêu dùng. 
                            


                                                                                       Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: 4 xã đạt tiêu chí số về môi trường

(HBĐT) - Đến nay, huyện Tân Lạc xây dựng được 231 mô hình phụ nữ tự quản gắn với thực hiện chương trình "5 không, 3 sạch". Xây dựng mô hình gia đình kiểu mẫu, xóm kiểu mẫu. Tổ chức trồng hoa, cây xanh ở các đường làng, ngõ xóm tại các xã: Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Phong Phú, Địch Giáo, Tuân Lộ... Đồng thời đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải tại khu trung tâm huyện, tổ chức thu gom rác trên toàn huyện.

200 triệu đồng hỗ trợ công ty TNHH MDF Hòa Bình ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến

(HBĐT) - Tại xã Lạc Thịnh (Yên Thủy), Sở Công Thương vừa tiến hành nghiệm thu và thông qua Đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiến tiến trong chế biến gỗ”.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng đất tại các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa

(HBĐT) - Đến cuối tháng 9/2018, toàn tỉnh có 38 doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Các doanh nghiệp này đang quản lý, sử dụng 656.186,4 m2 đất phi nông nghiệp, với 178 khu đất tại 10 huyện, thành phố.

Giải quyết dứt điểm vướng mắc GPMB đường 435 địa phận huyện Cao Phong

(HBĐT) - Sáng 16/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã kiểm tra công tác GPMB dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường 435 (Bình Thanh- Ngòi Hoa). Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Sở: GTVT, TN&MT, Văn phòng UBND tỉnh, các huyện Cao Phong và Tân Lạc.

Xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 16/11, tại xã Bình Thanh (Cao Phong), Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tổ chức hội nghị tổng kết chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018.

Đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1: Mặt bằng đã đáp ứng yêu cầu thi công

(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12 đi quốc lộ 1 là dự án trọng điểm của tỉnh yêu cầu rất căng thẳng về tiến độ, theo chỉ đạo của Bộ GTVT phải cơ bản hoàn thành trong năm nay. Với sự tập trung cao độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), đến nay, các địa phương đã bàn giao khoảng 90% mặt bằng cho chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu tổ chức thi công, phấn đấu bảo đảm kế hoạch giải ngân dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục