(HBĐT) - Hoạt động của các chợ họp ven tuyến quốc lộ 6, quốc lộ 12B, tỉnh lộ 436 đã giảm bớt tình trạng lộn xộn, lấn chiếm lòng, lề đường; các lều quán, cửa hàng kinh doanh bớt dần mái che, mái vẩy vi phạm hành lang an toàn giao thông… Đây là kết quả bước đầu sau gần 2 năm huyện Tân Lạc triển khai "Tháng hành động thiết lập lại trật tự đô thị, bảo vệ hành lang giao thông, chống lấn chiếm và tái lấn chiếm lòng đường, hè phố”.


Mở đầu "Tháng hành động thiết lập lại trật tự đô thị, bảo vệ hành lang giao thông, chống lấn chiếm và tái lấn chiếm lòng đường, hè phố” năm 2017, xã Phong Phú đã thông qua kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân dọc QL6 tháo dỡ mái che, mái vẩy, biển quảng cáo. Trên tuyến đường này có 3 hộ sử dụng diện tích vi phạm vào hành lang ATGT đường bộ để xây dựng tường bao. Với sự tuyên truyền, vận động, thuyết phục của tổ công tác, 3 hộ đã ký biên bản cam kết tự đập bỏ và xây lại tường bao lùi vào phía trong đúng quy định. Cũng trong đợt ra quân giải tỏa phạm vi hành lang ATGT đường bộ, các hộ dân đã cơ bản tháo dỡ toàn bộ lều khung sắt, mái tôn ở chợ Lồ (cũ), các mái che, mái vẩy, biển quảng cáo, chặt bỏ tán cây che khuất tầm nhìn.

Tại thị trấn Mường Khến và các xã: Tuân Lộ, Quy Hậu, Phú Cường, Mãn Đức, Đông Lai, Ngọc Mỹ, Phú Cường… cũng hoàn thành giải tỏa hành lang ATGT. Trong đó, xã Phú Cường giải tỏa 3 hộ vi phạm mái vẩy, 32 hộ vi phạm về biển quảng cáo, 3 hộ vi phạm lều lán tạm bợ và 1 hộ vi phạm về tường bao. Thị trấn Mường Khến lập biên bản 5 trường hợp vi phạm, lập danh sách 25 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm và yêu cầu làm cam kết thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xã Tuân Lộ có 54/54 hộ vi phạm, sau khi được tuyên truyền, vận động đã tự tháo dỡ mái che, biển quảng cáo. Xã Quy Hậu có 30/30 hộ xây dựng mái che, mái vẩy, biển quảng cáo vi phạm đã xử lý cưỡng chế hoặc lập biên bản cam kết tự tháo dỡ. Xã Mãn Đức có 138 hộ vi phạm hành lang thì 135 hộ đã tự tháo dỡ các phần vi phạm, tạo thông thoáng, không gây che khuất tầm nhìn trên các tuyến hành lang giao thông. Xã Ngọc Mỹ có 113 hộ vi phạm, 100% số hộ đã tháo dỡ giải tỏa. Tại tuyến tỉnh lộ 436, điển hình là xã Do Nhân có 129 hộ nằm trong phạm vi giải tỏa, 100% hộ hưởng ứng, tự chặt cây cối thuộc diện giải tỏa, phá bỏ tường bao vi phạm.


Tại chợ Lồ (cũ) - trên QL 6 thuộc địa phận xã Phong Phú (Tân Lạc), tình trạng họp chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã được hạn chế.

Theo đồng chí Đinh Duy Khải, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, khi có các đợt ra quân thiết lập lại trật tự đô thị, nhận thức và ý thức chấp hành việc triển khai ở các xã, thị trấn của một bộ phận nhân dân đã tiến bộ và chuyển biến. Tuy nhiên, với việc xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ mạnh nên vẫn còn tình trạng tái lấn chiếm vi phạm hành lang ATGT.

Để chấn chỉnh và thiết lập trật tự đô thị, huyện Tân Lạc coi công tác tuyên truyền, thuyết phục là biện pháp quan trọng hàng đầu, tổ chức kết hợp các lực lượng tham gia tuyên truyền đối với các hộ vi phạm. Tăng cường vận động nhân dân tự giác tháo dỡ công trình, chặt hạ cây xanh có nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Tổ chức lực lượng hỗ trợ nhân dân tháo dỡ các công trình vi phạm. Trong năm 2018, Ban ATGT huyện đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT cho 100 người độ tuổi từ 18 - 55 tuổi xã Đông Lai. Cán bộ, chiến sỹ Công an huyện tổ chức tuyên truyền trực tiếp 11 buổi với hơn 5.300 giáo viên, học sinh và nhân dân. Phối hợp với 13 trường học tổ chức cho 3.732 học sinh ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Ban ATGT phối hợp với Công an huyện, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Huyện Đoàn tuyên truyền rộng khắp, phản ánh tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ và những hệ lụy.

Đợt ra quân chống tái lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ nhằm tiếp tục chấn chỉnh, thiết lập lại trật tự đô thị trên địa bàn vừa hoàn thành. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng chức năng đã tổ chức 60 ca tuần tra, lập biên bản xử lý 28 trường hợp vi phạm về ATGT. Qua tuần tra phát hiện 17 cá nhân vi phạm về hành lang an toàn giao thông như dựng công trình tạm, đào, san lấp mặt bằng, xây dựng nhà ở, công trình kiên cố trái phép. Huyện đã ra quyết định xử phạt 6 trường hợp, nhắc nhở, cảnh cáo 122 trường hợp, không có vụ việc phải cưỡng chế giải tỏa. Việc kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm giúp đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi, dần xóa bỏ tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường làm nơi tập kết vật liệu, kinh doanh buôn bán hàng hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.


Thu Hằng


Các tin khác


Tăng cường bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2018 - 2019

(HBĐT) - Để làm tốt công tác bảo vệ phát triển rừng, kịp thời ứng phó với mọi tình huống trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp... UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR&PCCCR) mùa khô 2018 - 2019.

Khách hàng bị “làm khó” khi chuyển mạng giữ số

Được kỳ vọng là giải pháp quan trọng nhằm tăng tính cạnh tranh của thị trường viễn thông cũng như nâng cao quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ chuyển mạng giữ số (CMGS) đã chính thức được triển khai từ ngày 16-11 vừa qua. Tuy nhiên, sau gần một tháng, việc triển khai dịch vụ này đang cho thấy vô số bất cập khi các nhà mạng liên tục áp dụng các "chiêu trò” để kìm chân, ngăn cản khách hàng chuyển mạng, gây bức xúc lớn cho những người muốn sử dụng dịch vụ này.

Giải pháp phát triển cây có múi vùng Tây Bắc theo hướng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Ngày 12/12, tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Giải pháp phát triển cây có múi vùng Tây Bắc theo hướng sản xuất hàng hóa”.

Dự án CHOBA giai đoạn 2 vượt chỉ tiêu 20,4% xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh

(HBĐT) - Ngày 12/12, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Cải thiện vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ" (CHOBA) giai đoạn 2 (2016-2018) và triển khai dự án giai đoạn 3 (2018-2022). Dự hội nghị có đồng chí Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh; Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ; một số sở, ngành và các địa phương tham gia dự án.

Gần 400 lao động nông thôn được đào tạo nghề trồng trọt

(HBĐT) - Năm 2018, Chi cục Trông trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã mở 15 lớp đào tạo nghề (dưới 3 tháng) cho lao động nông thôn với tổng số 375 học viên tham gia tại các huyện Lạc Thủy, Đà Bắc, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn và thành phố Hòa Bình. Các nghề đào tạo gồm: 3 lớp trồng lúa năng suất cao, 5 lớp Quản lý dịch hại tổng hợp, 2 lớp Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn, 1 lớp thâm canh cây thanh long theo GAP; 3 lớp trồng cây ăn quả có múi.

Chung tay thực hiện mục tiêu “vệ sinh toàn xã”

(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 21 tỉnh trong cả nước được lựa chọn thực hiện chương trình "Mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh nông thôn” dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu là tăng tỉ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) để cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn, giảm tỉ lệ mắc các bệnh có liên quan đến vệ sinh trong cộng đồng. Qua đó góp phần đạt các mục tiêu của chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục