(HBĐT) - Chiều 26/12, tại Sở KH&CN đã diễn ra lễ công bố Nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” dùng cho sản phẩm mật ong của tỉnh Hòa Bình. Dự lễ công bố có lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN); Sở NN&PTNT và 11 huyện, thành phố.

 


Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” cho đại diện Sở NN&PTNT tỉnh.


Các đại biểu dự lễ công bố thăm quan, tìm hiểu sản phẩm "Mật ong Hòa Bình”.

Theo số liệu điều tra, toàn tỉnh có trên 2.000 hộ đang tham gia nuôi ong với quy mô khác nhau, tập trung tại các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy. Với diện tích đất tự nhiên 466.252,86 ha, trong đó diện tích đất có rừng gần 200.000 ha, Hòa Bình có điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Để tạo dựng thương hiệu cho mật ong của tỉnh, ngày 14/6/2017, Sở KH&CN đã ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Âu Mỹ thực hiện đề tài Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” cho sản phẩm mật ong của tỉnh Hòa Bình. Qua quá trình làm việc khoa học, trách nhiệm và sự phối hợp hiệu quả của hộ nuôi và sản xuất, kinh doanh, sự quan tâm của tỉnh, ngành chức năng, ngày 28/11/2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” số 309382 theo Quyết định số 85866/QĐ-SHTT cho Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình.

Vùng sản xuất "Mật ong Hòa Bình” là các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố trong tỉnh. Sở NN&PTNT kiểm tra chất lượng sản phẩm tuân thủ đúng theo bộ tiêu chí chất lượng đã được công bố. Cụ thể như về cảm quan, mật ong được sản xuất theo phương thức truyền thống, lên hương tự nhiên, không sử dụng chất phụ gia, không có tạp chất, có mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, có vị ngọt sắc. Quy trình sản xuất, đóng gói phải đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP...

Tại lễ công bố, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản, thủy sản tỉnh đã trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” cho Công ty Quang Dũng ở số 47, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). Đây là doanh nghiệp đầu tiên trong tỉnh được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu này.

Để phát huy giá trị kinh tế của "Mật ong Hòa Bình”, các đại biểu cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền. Người sản xuất cần tuân thủ quy trình an toàn, giữ được chất lượng sản phẩm. Làm thế nào để phát triển thương hiệu là vấn đề mà từ người sản xuất, nhà quản lý, chính quyền… cần quan tâm.

 


                                                                                    Cẩm Lệ

 

 



Các tin khác


Người dân xóm Rộc lội bùn trên con đường liên xã

(HBĐT) - Sau những trận mưa, con đường liên xã Thượng Cốc - Văn Sơn (Lạc Sơn) lầy lội bùn đất. Người dân qua đây đều ngán ngẩm vì đường trơn trượt, nguy hiểm. Trong 2 ngày 11-12/12 thời tiết rét đậm, rét hại kèm theo mưa khiến con đường liên xã trở thành bãi sình lầy. Những ổ gà ngập đầy nước, bùn đất trơn trượt, buộc người dân đi qua đoạn đường này phải xuống dắt xe, nếu không rất dễ ngã.

Tuần lễ giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn và đặc sản quả có múi của Hòa Bình tới người tiêu dùng Hà Nội

(HBĐT) - Ngày 25/12, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Hà Nội đã phối hợp với Sở NN & PTNT, Sở Công Thương tỉnh tổ chức khai mạc Tuần lễ giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn và đặc sản quả có múi của Hòa Bình năm 2018.

Nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất đồ gỗ gia dụng”

(HBĐT) - Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) vừa tiến hành nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia "Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất đồ gỗ gia dụng” tại huyện Lạc Sơn.

16 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn có 133 công trình thủy lợi, gồm 21 hồ chứa, 114 đập và bai dâng nước, 2 đập thủy luân (đập thủy luân Hùng Sơn, đập thủy luân Tân Vinh), 3 bơm trạm bơm tiêu (xã Thanh Lương); 347,81 km kênh mương tưới, tiêu, trong đó có 183,62 km kênh mương được kiên cố, đạt 52,79%.

88 cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV

(HBĐT) - Năm 2018, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã triển khai Kế hoạch số 1239/KH – BCĐ 389 của BCĐ 389 Quốc gia về tăng cường công tác phòng – chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng. Qua thanh, kiểm tra 246/710 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV toàn tỉnh đã phát hiện và xử phạt 88 cơ sở vi phạm, phạt tiền vi phạm hành chính gần 136 triệu đồng.

Lắp đặt rào chắn bánh xoay tại dốc Cun - QL6

(HBĐT) - Theo đơn vị chức năng của tỉnh, khu vực Dốc Cun, Hòa Bình là "điểm đen” đầu tiên của Việt Nam được lắp đặt thử nghiệm hệ thống rào chắn bánh xoay ETI.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục