(HBĐT) - So với các hộ chăn nuôi trên địa bàn, hộ ông Nguyễn Văn Hoàn ở xóm Can, xã vùng cao Độc Lập (Kỳ Sơn) có tổng đàn trâu khá với số lượng 8 con. Không phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, đưa đàn trâu lên rừng để tự kiếm cỏ, ông đã chuyển sang chăn dắt, đưa đàn đi kiếm ăn thêm tại các bãi chăn thả khi thời tiết nắng ấm. Chuyển đàn về chuồng khi chiều xuống, cho ăn thêm cám ngô, cám gạo, trồng cỏ voi và ngô gieo dày để bổ sung lượng thức ăn thô, xanh. Ông còn tận dụng toàn bộ lượng rơm, rạ sau thu hoạch lúa vụ mùa nên không lo thiếu thức ăn phòng những ngày mưa dầm, gió bấc.


 

Hộ chăn nuôi xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) quản lý, chăm sóc đàn bò tại chuồng nuôi.

 

Hộ chăn nuôi tiêu biểu khác là bà Nguyễn Thị Chính ở xóm Nội cũng quan tâm bảo vệ, phòng - chống đói, rét cho vật nuôi. Gia đình bà nuôi 6 con bò, theo bà Chính, ở những vụ đông các năm trước, do thiếu chủ động trong việc dự trữ thức ăn, phòng - chống đói, rét nên đàn bò gầy đi thấy rõ, thương lái đến xem trả giá thấp, muốn bán cũng không được giá. Rút kinh nghiệm, vụ này bà tập trung chăm sóc nhiều hơn. Tất cả nguồn phụ phẩm nông nghiệp đều được tận dụng. Chuồng trại chăn nuôi được củng cố, quét dọn và che chắn cẩn thận, tránh mưa tạt, gió lùa. Đợt rét đậm, rét hại vừa qua, bà tuyệt đối không đưa bò đi chăn thả mà chăm sóc, bảo vệ tại chuồng, đốt lửa sưởi cạnh khu vực chuồng trại để gia súc không bị cóng, phát triển khỏe mạnh.

Để bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi có sức đề kháng tốt, chống chịu thời tiết vụ đông xuân khắc nghiệt cũng là mối quan tâm, lo lắng của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nói chung và xã vùng cao Độc Lập nói riêng. Với diện tích đồng cỏ đang ngày càng thu hẹp, tổng đàn gia súc trên địa bàn xã Độc Lập trong 2 - 3 năm gần đây giảm hơn so với trước, giữ ổn định khoảng 460 con, chủ yếu ở các xóm Nội, Sòng. Thay vì trông chờ vào nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, bà con chăn nuôi trồng nhiều cỏ voi, ngô gieo dày, tận dụng diện tích mía, ngô, lúa sau thu hoạch sản phẩm để đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc. Mặt khác, thay đổi rõ rệt về tập quán thả rông gia súc trên khu vực đồi rừng. Hầu hết các hộ đã lùa trâu, bò về khu vực chuồng trại gần nơi ở của gia đình để thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý.

Theo đồng chí Nguyễn Tuân, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, hiện nay, tổng đàn gia súc của huyện có gần 7.800 con, số hộ có chuồng trại chăn nuôi kiên cố, bán kiên cố đạt khoảng 82%. Trên địa bàn còn có một vài xóm vùng sâu, vùng xa vẫn giữ tập quán thả rông gia súc dẫn đến đàn vật nuôi bị thiệt hại do đói rét, dịch bệnh. Ở xã vùng cao Độc Lập, hiện tượng này cũng từng xảy ra nhưng đến nay nhận thức, ý thức của hộ chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến. Với đặc thù địa phương, các hộ chuyển sang phương thức nuôi bán chăn thả. Đặc biệt, các đợt tiêm vắc xin phòng bệnh trong năm cho đàn gia súc và đàn lợn được hộ chăn nuôi tích cực tham gia với tỷ lệ tiêm phòng luôn ở mức bằng, thậm chí cao hơn các xã vùng thấp. 100% hộ chăn nuôi xây dựng chuồng trại kiên cố và bán kiên cố làm nơi ở cho gia súc; tận dụng các tấm nilon, vải bạt, bao tải dứa... để che chắn khu vực chuồng trại trâu, bò. Độc Lập cũng là địa bàn trong những vụ đông gần đây rất ít có gia súc bị chết đói, rét. Đàn gia súc được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế hộ làm nông nghiệp.

 

Bùi Minh

Các tin khác


Cao Phong Vốn chính sách làm mới 2046 công trình nước sạch, vệ sinh

(HBĐT) -Ngày 11/1, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Tạo thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng

(HBĐT)-Thời gian qua, Sở Xây dựng đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1300/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2018 và những năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC), tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 19 loài ngoại lai xâm hại

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư công bố Danh mục 19 loài ngoại lai xâm hại và Danh mục 61 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Huyện Lương Sơn: 18 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lương Sơn đã dành ngân sách huyện hỗ trợ xây dựng các điểm tập kết rác phục vụ cho việc thu gom, xử lý rác thải.

Đài Thiên văn Hòa Lạc sắp mở cửa đón khách

Ngày 9-1, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, cụm công trình phục vụ phổ biến kiến thức về thiên văn, vũ trụ, gồm: Đài thiên văn Hòa Lạc, Bảo tàng Vũ trụ Việt Nam, Nhà chiếu hình vũ trụ sẽ được vận hành vào đầu quý 2-2019.

Huyện Yên Thủy: Huy động gần 146 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) -Theo UBND huyện Yên Thủy, năm 2018, toàn huyện đã huy động nguồn lực 145.935 triệu đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, vốn đầu tư từ Chương trình 6.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp từ Chương trình 2.775 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương 37.880 triệu đồng; vốn lồng ghép 22.557 triệu đồng; vốn tín dụng 54.867 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 2.622 triệu đồng; vốn nhân dân góp 19.234 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục