(HBĐT) - Vĩnh Tiến là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Kim Bôi. Với sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy địa phương, công tác quản lý và bảo vệ rừng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, song song với việc rừng được bảo tồn, bảo vệ hiệu quả, đời sống người dân từng bước được cải thiện nhờ việc chăm sóc và khai thác những sản phẩm phụ từ rừng.


Với nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác trồng rừng gắn với bảo vệ, phòng, chống cháy rừng của xã, các đơn vị, địa phương và sự hưởng ứng tích cực của các chủ rừng đã góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của người dân xã Vĩnh Tiến.

Toàn xã hiện có trên 400 ha đất rừng, trong đó có trên 170 ha đất rừng tự nhiên, tập trung nhiều nhất ở khu vực bản Suối Rèo. Hàng năm, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã tham mưu UBND xã xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu trồng rừng cụ thể đến các xóm, các nhóm dân cư trên địa bàn. Nhờ thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước, bên cạnh diện tích rừng cộng đồng và rừng đầu nguồn, rừng trồng dự án tiếp tục phát triển tốt, đời sống người dân ngày một khá hơn. Xã tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất tập trung, trồng cây phân tán, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, kiên quyết không để các hộ gia đình sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Bên cạnh đó, xã kết nối với các chương trình, dự án phát triển và bảo vệ rừng như dự án KFW7, dự án rừng cộng đồng. Theo đó, các hộ tham gia dự án được mở tài khoản tại Ngân hàng NN&PTNT để nhận vốn đầu tư cho việc phát triển và trồng rừng trên diện tích được giao khoán.

Song song với đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, công tác bảo vệ rừng được chú trọng. Xã phối hợp với cán bộ kiểm lâm và các trưởng thôn, bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bảo vệ và phát triển rừng đến người dân, triển khai ký cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; đưa quy định về quản lý và bảo vệ rừng vào hương ước, quy ước của xóm, thôn. 3 tháng một lần, các thành viên trong nhóm dân cư và các xóm, thôn trong xã tổ chức họp để nắm tình hình, kiểm tra thông tin, số liệu, đồng thời rút kinh nghiệm, khen thưởng những hộ có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ rừng. Đặc biệt, thời điểm này đang là mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao nếu người dân chủ quan, thiếu ý thức. Để bảo vệ trên 400 ha đất rừng tự nhiên, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã phân công lực lượng phòng, chống cháy rừng đến từng xóm, thôn, đồng thời thường xuyên tiếp nhận thông tin cấp báo cháy rừng, chủ động thông báo, huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời dập tắt khi có đám cháy xảy ra.

Đồng chí Bùi Trọng Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tiến cho biết: Trong thời gian vừa qua, thời tiết thay đổi thất thường, nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài khiến cây trồng dễ bị chết. Sau đó thời tiết lại chuyển nắng, vì vậy rất dễ xảy ra cháy rừng. Trước tình hình đó, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã đã tham mưu cho cấp ủy thông báo đến các xóm và các chủ rừng làm tốt công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng, đồng thời trực tiếp xuống kiểm tra, đôn đốc từng chủ rừng. Thời gian qua, công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng trên địa bàn xã được duy trì 24/24 giờ. Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, xã không để xảy ra cháy rừng, khai thác rừng trái phép.

Với nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác trồng rừng gắn với bảo vệ, phòng, chống cháy rừng và sự hưởng ứng tích cực của các chủ rừng đã góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của người dân. Cùng với đó, doanh thu từ những sản phẩm phụ khai thác từ rừng ngày càng tăng, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống các hộ được giao khoán đất rừng. Năm 2018, tổng doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm phụ từ rừng của toàn xã Vĩnh Tiến đạt trên 4,6 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu từ tiêu thụ bương, luồng, lành hanh trên 520 triệu đồng, doanh thu từ tiêu thụ măng trên 4,1 tỉ đồng.


Thu Hằng


Các tin khác


Có nhiều sai sót do người dân cung cấp thông tin sai lệch

(HBĐT) - Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) lâm nghiệp theo Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2007, hoàn thành năm 2009 và đã thực hiện thủ tục quyết toán. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh vẫn còn trên 60 nghìn giấy CNQSDĐ chưa được giao đến cho người dân. Đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?

 



Tập huấn triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” giai đoạn 2

(HBĐT) - Sáng ngày 15/01, tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Bưu điện Tỉnh Hòa Bình tổ chức tập huấn trực tuyến triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” giai đoạn 2 tại 11 điểm cầu các huyện, thành phố.

Lạc Thủy: Truyền thông về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD

(HBĐT) - Ngày 17/1, tại xã Phú Lão, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã phối hợp với lực lượng Công an, QLTT, phòng y tế huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị truyền thông về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới đối tượng tham dự là 60 đại diện hộ kinh doanh tại khu vực chùa Tiên, xã Phú Lão.

Cấm hoạt động khoáng sản tại 2.091 khu vực, điểm, tuyến

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3081/QĐ-UBND về việc "Phê duyệt khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”.

Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh ta chưa từng xảy ra trường hợp vỡ hồ chứa nước gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của nhân dân. Tuy nhiên, các hồ chứa nước đều sử dụng lâu năm. Nhiều hồ hư hỏng, xuống cấp, vì vậy vấn đề an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi cần có giải pháp tổng thể lâu dài.

Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 17/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Trung Trung Bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục