(HBĐT) - Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) lâm nghiệp theo Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2007, hoàn thành năm 2009 và đã thực hiện thủ tục quyết toán. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh vẫn còn trên 60 nghìn giấy CNQSDĐ chưa được giao đến cho người dân. Đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?

 




 

Cho đến nay, nhiều hộ dân ở xã Xuân Phong (Cao Phong) vẫn mòn mỏi chờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mòn mỏi chờ giấy CNQSDĐ.

 

Khu tái định cư (TĐC) Bãi Nghia thuộc xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) được thành lập năm 2011 với 32 hộ dân. Khi về khu TĐC, mỗi hộ được cấp 300 m2 đất thổ cư và 3.000 m2 đất sản xuất. Sau nhiều năm định cư tại nơi ở mới, 32 hộ chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Điều này đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong chia sẻ: Đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện còn nhiều khó khăn. Nhiều hộ mong muốn vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khó, bởi lẽ, toàn bộ diện tích đất ở và đất sản xuất của các gia đình vẫn chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Họ không có thứ gì để thế chấp vay vốn ngân hàng.

 

Anh Bùi Văn Giáp, một người dân ở khu TĐC Bãi Nghia than thở: Nhiều năm qua, chúng tôi không có giấy CNQSDĐ, khi giao dịch với ngân hàng hay vay mượn anh em, bạn bè không có gì để thế chấp nên chẳng ai dám cho vay. Dù rằng đã nhiều lần kiến nghị lên cấp có thẩm quyền quan tâm giải quyết, thế nhưng đến bây giờ chúng tôi vẫn mòn mỏi chờ đợi để chính thức được làm chủ mảnh đất của mình.

Trên thực tế, các hộ ở khu TĐC Bãi Nghia chỉ là trong số rất nhiều người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc chậm cấp giấy CNQSDĐ. Ở huyện Mai Châu, theo đồng chí Khà Văn Thảnh, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN &MT) huyện, thực hiện Văn bản số 1584/STNMT-ĐĐBĐVT của Sở TN&MT về việc rà soát, báo cáo tình hình trao giấy CNQSDĐ đã cấp thuộc dự án tổng thể và Dự án 672, Phòng TN&MT huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp các sai sót trong công tác đo đạc, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn huyện theo Quyết định số 672/QĐ-TTg. Qua rà soát, tính đến thời điểm cuối năm 2018, toàn huyện đã cấp (đã ký) 9.559 giấy CNQSDĐ theo Quyết định số 672/QĐ-TTg. Tuy nhiên, trong đó có 135 giấy CNQSDĐ cần huỷ bỏ không cấp hoặc đã cấp nhưng có sai sót về diện tích, vị trí...; 1.765 giấy chứng nhận (GCN) cần chỉnh lý (đã cấp nhưng có sai sót thông tin chủ sử dụng đất như số chứng minh nhân dân (CMND), địa chỉ...); 135 thửa đất cần đo đạc lại; 985.920 m2 đất cần đo đạc lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định (có cả đất ở) nhưng khi thực hiện theo Dự án 672 lại cấp GCN cho cộng đồng dân cư các xóm. Các trường hợp sai sót này chỉ được phát hiện khi người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký cấp GCN lần đầu đối với thửa đất đang sử dụng ổn định.

Chậm cấp GCN do nhiều người kê khai bằng tên con theo phong tục

Thực hiện Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 28/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/1/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 127/QĐ-UBND về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán thành lập bản đồ địa chính 1/10.000 và hồ sơ địa chính cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quyết định này được thực hiện với mục đích thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 khu vực đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá chưa có rừng cây nhằm đáp ứng kịp thời công tác đăng ký, thống kê, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ lập nghiệp. Đồng thời, có được bộ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp có độ chính xác cao, phục vụ quy hoạch, sử dụng đất và phục vụ quản lý, khai thác thông tin đất đai bằng công nghệ thông tin. Từ những yêu cầu đó, bản đồ được thành lập trên cơ sở bản đồ địa chính cơ sở theo đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ 1/10.000 đã có, tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, khoanh vẽ bổ sung các lô, khoảnh đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá chưa có rừng cây.

Theo đồng chí Đinh Văn Hoà, Giám đốc Sở TN&MT, trong quá trình thực hiện, Sở TN&MT đã ban hành các văn bản hướng dẫn thành lập bản đồ địa chính, giao đất, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó đã hướng dẫn đầy đủ, chi tiết quy trình, phương pháp thành lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp và các mẫu, bảng, biểu phục vụ lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ. Đến tháng 4/2009, toàn tỉnh đã hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000. Tháng 6/2011 hoàn thành giao đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN. Tổng diện tích giao đất, cấp GCN là 243.153,82 ha, trong đó cấp mới 88.876,44 ha. Đã cấp giấy CNQSDĐ cho 131.762 hộ gia đình, cá nhân, trong đó, cấp mới 69.476 GCN, cấp đổi 62.286 GCN.

Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh vẫn còn 25.023 giấy CNQSDĐ đã ký nhưng chưa trao cho người sử dụng đất, 20.057 GCN chưa ký. Đáng nói, trong 25.023 GCN đã ký nhưng chưa trao cho người sử dụng phát hiện sai sót ở 15.438 GCN. Trong đó, sai về hình thể, vị trí, diện tích 5.506 GCN; in sai số CMND, địa chỉ, tên họ đệm, ngày tháng năm sinh người sử dụng đất 8.018 GCN; in sai loại đất, sai địa giới hành chính 1.914 GCN. Theo đồng chí Đinh Văn Hoà, Giám đốc Sở TN&MT, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 được thành lập trên cơ sở bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 trước đây ứng dụng công nghệ bản đồ trực ảnh số, ranh giới sử dụng đất bị cây cối che khuất, địa hình phức tạp, khó khăn trong quá trình điều tra, khoanh vẽ bản đồ. Cùng với đó, công tác tuyên truyền đến người sử dụng đất chưa tốt, người dân chưa quan tâm tham gia dẫn đạc xác định ranh giới sử dụng đất. Quá trình quy chủ, kê khai đăng ký cấp GCN, người sử dụng đất không chỉ được ranh giới, vị trí thửa đất trên bản đồ, kê khai không đúng tên khai sinh. Trong đó, nhiều trường hợp kê khai bằng tên con theo phong tục... Ngoài ra, quá trình trao GCN chưa thực hiện được do có một số hộ không đến nhận mà nhờ người khác nhận thay nhưng không có giấy ủy quyền; nhiều hộ cấp đổi GCN không có GCN cũ nộp lại do đang thế chấp tại ngân hàng.

Từ thực tế trên, để giải quyết vấn đề này, Sở TN&MT đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình đề nghị chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất các huyện, thành phố giải quyết việc đổi GCN cho người dân. Đồng thời, giao Văn phòng đăng ký đất tập trung cán bộ thực hiện chỉnh lý, bổ sung thông tin người sử dụng đất như số CMND, địa chỉ, tên họ... Theo đó, tính đến hết năm 2018 đã chỉnh lý, trao 1.686 giấy CNQSDĐ cho người dân huyện Đà Bắc; trao 1.074 giấy CNQSDĐ cho người dân huyện Tân Lạc. Hiện đang tập trung thực hiện việc chỉnh lý sai sót các GCN tại huyện Lạc Thủy... Theo kế hoạch, dự kiến trong năm nay Sở TN - MT sẽ cơ bản hoàn thành việc chỉnh lý, cấp giấy CNQSDĐ đối với số GCN có sai sót, biến động nêu trên.

 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 17/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Trung Trung Bộ.

Tuyến đường liên xã Thượng Cốc Phú Lương chằng chịt ổ voi

(HBĐT) - Là đường huyết mạch trong việc thúc đẩy giao thương hàng hóa và đi lại của bà con, thế nhưng, những năm gần đây, tuyến đường liên xã Thượng Cốc - Phúc Tuy - Phú Lương, huyện Lạc Sơn ngày càng xuống cấp trầm trọng. Bất kể ngày nắng hay mưa, việc lưu thông trên tuyến đường này khá trắc trở.

Miền Đồi chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc

(HBĐT) - Đợt rét cao điểm ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) vào cuối năm 2007 kéo dài gần 3 tháng đã làm chết 129 con trâu, bò. Một số hộ dân buộc phải bán tháo gia súc để có tiền mua thức ăn "cứu” đàn do nguồn thức ăn dự trữ cạn kiệt. Trước diễn biến thời tiết khắc nghiệt, trong những năm gần đây, chính quyền xã đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng- chống đói, rét cho đàn gia súc. Qua đó giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, góp phần ổn định cuộc sống người dân.

Xã Độc Lập chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc trước diễn biến thời tiết khắc nghiệt

(HBĐT) - So với các hộ chăn nuôi trên địa bàn, hộ ông Nguyễn Văn Hoàn ở xóm Can, xã vùng cao Độc Lập (Kỳ Sơn) có tổng đàn trâu khá với số lượng 8 con. Không phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, đưa đàn trâu lên rừng để tự kiếm cỏ, ông đã chuyển sang chăn dắt, đưa đàn đi kiếm ăn thêm tại các bãi chăn thả khi thời tiết nắng ấm. Chuyển đàn về chuồng khi chiều xuống, cho ăn thêm cám ngô, cám gạo, trồng cỏ voi và ngô gieo dày để bổ sung lượng thức ăn thô, xanh. Ông còn tận dụng toàn bộ lượng rơm, rạ sau thu hoạch lúa vụ mùa nên không lo thiếu thức ăn phòng những ngày mưa dầm, gió bấc.

Hơn 17 nghìn gốc hoa ly và tulip trồng trên đỉnh Sa Mù

Ngày 13-1, ông Đào Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị) cho biết, hơn 17 nghìn gốc hoa ly và tulip giống Hà Lan được Trung tâm trồng trên đỉnh Sa Mù, giữa rừng Trường Sơn, nơi có độ cao hơn 1.000 m với nhiệt độ quanh năm thường ở mức 18 đến 22 độ C, thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Trăn trở đường giao thông xã vùng sâu Liên Hòa

(HBĐT) -Đường về xã Liên Hòa (Lạc Thủy) những ngày cuối năm ngổn ngang, bề bộn máy móc. Chính quyền xã đang huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án lồng ghép; đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường giao thông liên thôn, xóm trước Tết Nguyên đán. Qua đó tạo điều kiện cho nhân dân dễ dàng lưu thông, giao thương, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục