Gần 800 chuyên gia, nhà khoa học đến từ các hội thành viên của Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế 2019 (FIG), các tổ chức khoa học - giáo dục của các quốc gia trên thế giới đã có mặt tại Hà Nội tham dự Hội nghị quốc tế về ngành Đo đạc "FIG Working week 2019”, được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Tuyết Chinh)
Ngày 23/4, Lễ khai mạc Hội nghị quốc tế về ngành Đo đạc "FIG Working week 2019” với chủ đề "Thông tin không gian địa lý cho cuộc sống và môi trường thông minh”đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội nghị do Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam và Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế 2019 (FIG) tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam về ngành Đo đạc với sự tham dự của gần 800 chuyên gia, nhà khoa học đến từ các hội thành viên của FIG, các tổ chức khoa học - giáo dục của các quốc gia trên thế giới.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, Việt Nam vinh dự lần đầu tiên được chọn là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị quan trọng đối với ngành đo đạc và bản đồ toàn cầu, tiếp theo sau thành công của Hội nghị FIG cấp vùng được tổ chức tại Việt Nam cách đây 10 năm (năm 2009).
Đối với Việt Nam, việc tổ chức Hội nghị FIG năm 2019 còn mang một ý nghĩa đặc biệt, đó là hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và chào mừng 30 năm thành lập Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam.
Theo Thứ trưởng, Việt Nam đã tham gia Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế từ năm 1992 và thông qua các hoạt động của Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế, ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đối với đối tác quốc tế trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Việc tham gia và hợp tác với Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế đã góp phần xây dựng ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển bền vững của đất nước trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết là thành viên có trách nhiệm và tích cực của Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế, phối hợp chặt chẽ và hợp tác hiệu quả với tất cả các tổ chức thành viên, quốc gia thành viên cũng như các tổ chức tài chính và các đối tác kinh doanh khác của Hiệp đoàn đo đạc quốc tế nhằm thực hiện các sáng kiến và giải pháp được thông qua tại Hội nghị FIG 2019 lần này.
Đặc biệt, năm 2018, Luật Đo đạc và bản đồ của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua. Trong Luật mới này, một số nội dung quan trọng đã được xác định nhằm hiện đại hóa lĩnh vực đo đạc và bản đồ, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu thực tế và xu thế phát triển hiện nay cụ thể như: Hiện đại hóa hạ tầng đo đạc của Việt Nam phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phục vụ công tác quản lý, chính phủ điện tử, xây dựng mô hình thành phố thông minh; ứng dụng dữ liệu không gian địa lý trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa tin tưởng thông qua Hội nghị, các nhà trắc địa và đo đạc Víệt Nam sẽ học hỏi được nhiều từ các đồng nghiệp trên thế giới, đóng góp cho sự phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam thời gian tới.
Tại hội nghị, Chủ tịch Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế Rudolf Staiger cho biết, "Thông tin không gian địa lý cho cuộc sống và môi trường thông minh” là chủ đề hết sức ý nghĩa thể hiện rõ ràng những tri thức, kỹ năng, sản phẩm của ngành Đo đạc, bản đồ. Đây là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm nhằm thúc đẩy những thành tựu và tiến bộ trong lĩnh vực khảo sát, lập bản đồ, viễn thám và dữ liệu không gian địa lý. Hội nghị FIG Working week 2019 cũng là nơi để các chuyên gia và nhà đo đạc Việt Nam trao đổi với các chuyên gia và nhà đo đạc quốc tế về các giải pháp cho các vấn đề mới nổi như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Với chủ đề "Thông tin không gian địa lý cho cuộc sống và môi trường thông minh hơn”, Hội nghị FIG 2019 sẽ có 3 phiên họp toàn thể với 9 báo cáo đề dẫn của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và quốc tế; 60 phiên họp kỹ thuật với 305 báo cáo theo các nội dụng khoa học của 10 chuyên đề khác nhau. Hội nghị còn có các chương trình triển lãm về chủ đề đo đạc bản đồ với 5 gian hàng; thăm quan kỹ thuật tại các cơ sở về viễn thám, đo đạc, tài nguyên môi trường ở Việt Nam; đêm văn hóa Việt Nam...
Hội nghị FIG Working week 2019 kéo dài đến hết ngày 26/4./.
Theo báo Đảng Cộng Sản
(HBĐT) - Ngày 12/4, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2019.
(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Thị Kim Cúc khẳng định: Huyện luôn xác định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhất là thời điểm trước và trong mùa mưa lũ hàng năm. Năm nay, mặc dù được dự báo mưa lũ đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm, nhưng không vì thế mà chủ quan. Huyện chủ động triển khai sớm công tác PCTT&TKCN, tiếp tục quán triệt phương châm "Chủ động phòng, tránh - ứng phó kịp thời – khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
(HBĐT)-Hiện nay, đi trên các tuyến phố của TP Hòa Bình dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người công nhân môi trường miệt mài dọn dẹp thu gom rác thải, cắt tỉa, trang chí vườn hoa, cây cảnh, phun rửa đường, kiểm tra, bổ sung thay thế thiết bị chiếu sáng… Công ty CP Môi trường Đô thị Hòa Bình chỉ đạo các tổ, đội sản xuất tập trung triển khai kế hoạch chỉnh trang đô thị phục vụ sự kiện lớn kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, góp phần cho thành phố xanh - sạch - đẹp, môi trường sống trong lành.
Cường quốc an ninh mạng thì cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Cùng một vạch xuất phát với tất cả các nước khác, lại có nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với khát vọng dân tộc hùng cường, và với một giấc mơ lớn, chúng ta có thể đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hòa bình thế giới.
(HBĐT) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, từ ngày 16 – 20/4, dự báo nguy cơ cháy rừng tại 2 huyện Mai Châu, Đà Bắc ở cấp báo động V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Do thời tiết nắng nóng, khô, hạn kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng. Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT, Ban chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh, huyện, xã, các chủ rừng tăng cường phòng, chống cháy rừng.
(HBĐT) - Chiều 17/4, UBND huyện Lạc Thuỷ phối hợp với Ban quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương (Nho Quan - Ninh Bình) tổ chức bàn giao 29 cá thể rùa sa nhân về Trung tâm cứu hộ rùa Cúc Phương quản lý, chăm sóc. Toàn bộ số rùa này đã được lực lượng chức năng huyện Lạc Thuỷ phát hiện, bắt giữ của một đối tượng khi đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ.