(HBĐT) - Đã xuất hiện những trận giông lốc báo hiệu mùa mưa bão 2019, việc tăng cường phòng tránh, giảm nhẹ hậu quả thiên tai đang đặt ra cấp bách. Sở NN&PTNT vừa rà soát những khu dân cư nằm trong vùng có nguy cơ cao. Qua đánh giá sơ bộ, toàn tỉnh có 166 điểm dân cư có nguy cơ cao về thiên tai cần bố trí ổn định dân cư với 2.465 hộ bị ảnh hưởng do nằm ở vị trí sạt lở bờ sông, bờ suối, sạt lở núi, đất đá lăn, lũ ống, lũ quét, ngập úng.


Hộ bà Nguyễn Thị Hảo, xóm Tiểu Khu, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) đã dựng lều lán để di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nhà ở sạt lở khi mưa bão lớn xảy ra.

Chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 mùa mưa năm 2018, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) có nhiều điểm dân cư thiệt hại do sạt lở, trong đó có những nhà dân phải sơ tán khẩn cấp như hộ ông Nguyễn Văn Bì ở xóm Vôi, hộ bà Nguyễn Thị Hảo ở xóm Tiểu Khu. Theo đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã, hiện nay, xã đã xây dựng và triển khai phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, đồng thời, tuyên truyền tới 39 hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy cơ cao chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết mưa bão. Trong tình huống khẩn cấp phải di chuyển ngay khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Ở các huyện: Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Lạc Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi cũng xác định được nhiều khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn. Cụ thể có 139 điểm với 1.275 hộ bị ảnh hưởng, trong đó, huyện Tân Lạc có 3 điểm với 26 hộ, huyện Đà Bắc có 87 điểm với 492 hộ, huyện Mai Châu có 13 điểm với 76 hộ, huyện Lạc Sơn có 5 điểm với 43 hộ, huyện Cao Phong có 8 điểm với 116 hộ, huyện Kỳ Sơn có 5 điểm với 55 hộ, huyện Yên Thủy có 4 điểm với 182 hộ, huyện Lương Sơn có 3 điểm với 17 hộ, huyện Kim Bôi có 6 điểm với 72 hộ, TP Hòa Bình có 5 điểm với 196 hộ.

Theo cơ quan chức năng nhận định, những vùng đặc biệt nguy cơ cao về thiên tai ở mùa mưa bão năm nay là xóm Vôi - xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình), khu vực suối Tốc của xã Mường Tuổng (Đà Bắc), điểm Mó Rút - xã Tân Mai (Mai Châu). Bên cạnh đó còn có 33 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét với 285 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư tại các huyện Đà Bắc, Yên Thủy, Kim Bôi. 36 điểm khu vực thường xuyên bị ngập úng với 932 hộ bị ảnh hưởng tại 2 huyện Kỳ Sơn, Lạc Thủy.

Vấn đề bố trí ổn định dân cư để đảm bảo an toàn trong các mùa mưa bão trong những năm qua được tỉnh ta hết sức quan tâm. Đến nay, các dự án di dân khẩn cấp do ảnh hưởng mưa bão năm 2017 đã hoàn thành công tác di chuyển dân đến các khu tái định cư (TĐC), ổn định cuộc sống lâu dài trong năm 2018. Đối với 7 khu TĐC đề xuất xây dựng năm 2018, các dự án di dân xen ghép cho 819 hộ và phương án bố trí ổn định tại chỗ cho 4.877 hộ trên địa bàn các huyện, thành phố được UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố chủ động tổ chức triển khai bố trí, ổn định dân cư theo hình thức di dân tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ. Dự án di chuyển dân xen ghép năm 2018, các huyện đã thực hiện hoàn thành công tác di chuyển dân theo kế hoạch tỉnh giao. Ngoài ra, năm 2017 - 2018, từ các nguồn vốn khác, các địa phương đã bố trí xen ghép, ổn định dân cư cho 510 hộ bị ảnh hưởng thiên tai di chuyển đến nơi an toàn.

Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT cho biết: Sở NN&PTNT vừa đề xuất với UBND tỉnh xây dựng các dự án bố trí ổn định dân cư mới. Trong khi chờ được bố trí, ổn định dân cư, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho các hộ dân vùng nguy cơ cao mùa mưa bão, các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi, kiểm tra diễn biến thời tiết, thiên tai và các hiện tượng sạt lở đất, đá xảy ra trên địa bàn; lập phương án theo dõi, cảnh báo thiên tai, phương án sơ tán dân; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương các hậu quả khi có mưa lũ xảy ra. Tại các khu vực có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, đá ở ven đồi, núi, sông, suối phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên cảnh báo cho nhân dân chủ động phòng tránh, di dời để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Kiên quyết di chuyển dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn khi có tình huống cấp bách.

Bùi Minh

Các tin khác


Hội Cựu chiến binh huyện Tân Lạc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp

(HBĐT) -Xác định môi trường là tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới, cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Trong năm 2018, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Tân Lạc đã quyết tâm triển khai xây dựng mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” và "Đoạn đường nông thôn mới do CCB tự quản”. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên CCB xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Gần 100 sinh viên tranh tài tạo robot thu hoạch nông nghiệp

Các robot có nhiệm vụ thu hái quả theo nhiều màu sắc khác nhau và đưa gom về điểm tập kết để tính điểm.

Cửa biển ở Thừa Thiên Huế có nguy cơ bị lấp kín

Hầu hết tàu thuyền đánh cá công suất lớn không thể ra vào cửa biển Tư Hiền do cồn cát lớn chắn ngang.

Thiết thực giải pháp kịp thời ứng phó với thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) -Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các đợt nắng nóng vào đầu tháng 2, trung tuần tháng 3, đầu tháng 4 và gần đây nhất là trong các ngày từ 19 - 23/4 với nhiệt độ cao nhất ngày từ 37 - 39 độ C, cá biệt có nơi như TP Hòa Bình nhiệt độ lên tới 41 độ C. Tổng lượng mưa trong các tháng phổ biến ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN) nhưng lại nhiều hơn cùng kỳ năm trước. Đáng kể, ngay từ đầu tháng 4 đã có một số trận mưa giông diện rộng, xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to, kèm theo gió lớn. Những hình thái thời tiết này cho thấy nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như giông, sét, lốc, mưa đá, đặc biệt là ở thời kỳ giao mùa từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 tới.

Gần 800 chuyên gia, nhà khoa học tham dự Hội nghị quốc tế về ngành Đo đạc tại Việt Nam

Gần 800 chuyên gia, nhà khoa học đến từ các hội thành viên của Hiệp đoàn Đo đạc quốc tế 2019 (FIG), các tổ chức khoa học - giáo dục của các quốc gia trên thế giới đã có mặt tại Hà Nội tham dự Hội nghị quốc tế về ngành Đo đạc "FIG Working week 2019”, được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng "đầu vào" vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - "Đầu vào" vật tư nông nghiệp (VTNN) là khâu quan trọng phục vụ sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Trong thời gian qua, Sở NN & PTNT đã chỉ đạo thanh tra Sở và thanh tra các đơn vị chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm soát chất lượng "đầu vào" VTNN, góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục