(HBĐT) - Có luồng ý kiến thắc mắc về hóa đơn tiền điện tăng cao so với tháng trước. Có trường hợp nghi ngờ cách đo đếm chỉ số công tơ điện... đang là vấn đề cần làm rõ và được dư luận đặc biệt quan tâm sau gần 2 tháng áp dụng giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 8,36%.


Đến thời điểm này, Công ty Điện lực Hòa Bình chưa nhận được đơn thư nào của người dân khiếu kiện hoặc phản ánh vi phạm liên quan đến tăng giá điện. Có 56 ý kiến của khách hàng về hóa đơn tiền điện trong tháng 4, chủ yếu thắc mắc về phương thức thanh toán. Tuy nhiên, qua một số kênh thông tin đề cập đến thắc mắc của khách hàng vùng nông thôn khu vực huyện Lạc Sơn và Kim Bôi, Công ty Điện lực Hòa Bình đã phối hợp với Điện lực các huyện trực tiếp gặp gỡ khách hàng để trao đổi, làm rõ và đưa ra những giải thích thỏa đáng.

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Có 3 nguyên nhân dẫn đến tăng chỉ số công tơ điện. Cụ thể, so sánh giữa tháng 3 và tháng 4, theo quy luật thời tiết, hàng năm, tại khu vực miền Bắc bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm, có ngày nắng nóng lên đến 37 - 390C, nên nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho các thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt là thiết bị làm lạnh tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến hóa đơn tiền điện tháng 4. Một lý do khác là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn tháng 3 chỉ có 28 ngày, trong khi tháng 4 là 31 ngày. Việc tăng thêm 3 ngày trong tháng sẽ làm cho điện năng sử dụng của tháng tăng thêm 10,71%. Với số ngày sử dụng nhiều hơn kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè (khoảng 15 - 16%) đã làm tăng mức tiêu thụ điện của tháng lên gần 27%. Việc điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 3 có tác động một phần tới hóa đơn tiền điện với mức tăng 8,36% so với giá điện cũ.


Nhân viên Điện lực TP Hòa Bình thay thế, lắp đặt công tơ điện mới nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng sử dụng điện.

Theo thống kê tại khu vực tỉnh trong tháng 4/2019, tổng điện thương phẩm là 75,93 triệu kWh, tăng 15,36% so với tháng 3/2019, tăng 12,08% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng doanh thu 136,282 tỷ đồng, tăng 23,6% so với tháng 3 và tăng 21,06% so cùng kỳ năm 2018. Giá bình quân 1.794,74 đồng/kWh, tăng 7,14% so với tháng 3/2019 và tăng 8,01% so với cùng kỳ năm 2018.

Riêng với 223.241 khách hàng sinh hoạt là hộ gia đình, sản lượng điện tiêu thụ tháng 4 là 37,6 triệu kWh, tăng 4,587 triệu kWh, tương đương 13,9%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của toàn tỉnh (15,36%). Cụ thể, so với tháng 3, 92.612 hộ có mức tiêu thụ điện tăng dưới 15%, chiếm 41,48%. 65.628 hộ có mức tiêu thụ điện tăng trên 20%, chiếm 29,39%. 31.633 hộ có mức tiêu thụ điện tăng trên 30%, chiếm 14,17%.

Trong khi ở nhiều địa phương trong cả nước, tăng giá điện đang là vấn đề "nóng", giá điện có nơi tăng 35 - 70% thì kết quả rà soát cuối kỳ của tháng 4 tại khu vực tỉnh, giá điện tăng 15,36% và giá bán điện bình quân 7,14% (thấp hơn mức tăng bình quân 8,36% tại Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương). Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình, xét về các yếu tố, nguyên nhân thì đây là mức tăng hợp lý. Để giảm thiểu tác động đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thì sử dụng năng lượng hiệu quả là biện pháp quan trọng và rất cần thiết. Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới áp dụng giá điện bậc thang để phù hợp với từng mức sử dụng điện khác nhau của hộ dân với giá điện các bậc tăng dần. Đồng nghĩa với việc hộ sử dụng điện càng nhiều, không tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng sẽ phải áp dụng giá điện cao hơn. Khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả bằng việc tắt các thiết bị không cần thiết, đặc biệt vào các giờ cao điểm. Trang bị các thiết bị điện hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, sử dụng điều hòa duy trì ở mức 25 - 270C. Đối với các doanh nghiệp, nên thay đổi dây truyền có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng phục vụ lợi ích, giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.


Bùi Minh


Các tin khác


Xuất hiện thêm 1 ổ dịch tả lợn châu Phi       

(HBĐT) - Ngày 7/5, trên địa bàn xã Cao Thắng (Lương Sơn) tiếp tục xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Cụ thể tại hộ chăn nuôi Lê Thị Mỳ, xóm Quyền Chương với đàn lợn mắc là 17 con, trong đó có 1 lợn nái đã chết, 2 lợn ốm.

Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước 8.892 ha, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố trong tỉnh. Theo cơ quan chuyên môn, nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Hòa Bình tương đối phong phú. Sau khi điều tra, khảo sát thực trạng nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà, kết quả thu được là đã xác định có 24 bãi cá đẻ tự nhiên của 4 nhóm cá tham gia đẻ trứng. Khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình gồm 94 loài và phân loài, thuộc 712 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong số này có 88 loài cá bản địa, chiếm 93,6%; 6 loài cá di nhập, chiếm 6,4% và 12 loài cá trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

Mỗi ngày có tới hơn 1,5 triệu mẫu virus được tung lên mạng

Theo thống kê của BKAV, trên toàn cầu mỗi ngày có tới hơn 1,5 triệu mẫu virus được hacker tung lên mạng với mục đích khai thác dữ liệu, kiếm tiền, gây thiệt hại cho người dùng lên tới hàng tỉ USD.

Chú trọng quản lý hệ thống đê điều trước và trong mùa mưa lũ

(HBĐT) - Theo UBND tỉnh, việc đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều phòng, chống lũ có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), giúp các địa phương chủ động kiểm soát mức độ thiệt hại. Đó là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay, khi mùa mưa lũ đang đến gần và đặt ra nhiều thách thức đối với công tác PCTT năm 2019.

Công nhân kỹ thuật cao có vai trò rất quan trọng trong sản xuất

Sáng 5-5, tại buổi gặp gỡ 90 công nhân kỹ thuật cao, đại diện cho một nghìn công nhân lao động kỹ thuật cao trên cả nước được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Nhà nước rất quan tâm tới đội ngũ công nhân kỹ thuật cao và sẽ hỗ trợ về mọi mặt để đội ngũ này ngày càng phát triển lớn mạnh.

Huyện Kỳ Sơn chủ động các phương án phòng, chống thiên tai

(HBĐT) - Năm 2018, thiên tai, đặc biệt là mưa lũ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã làm 25 nhà dân bị ảnh hưởng, hư hỏng nặng. Mưa lũ gây thiệt hại 2.250 cây ăn quả các loại, trên 467 ha lúa và hoa màu. Nước lũ cuốn trôi làm chết 795 con gia cầm, trên 32 ha thủy sản và ao cá bị tràn, vỡ, 6 công trình giao thông bị hư hỏng, sạt lở nhiều ao, hồ và một số tuyến đường trọng yếu. Ước tính thiệt hại khoảng 18,5 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục