(HBĐT)-Trong thời đại phát triển toàn cầu hóa "thế giới phẳng" "nông nghiệp mở", sản phẩm nông sản hàng hóa khi đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn cao, đặc biệt để vào được những thị trường lớn như Mỹ, EU... Phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao được tỉnh quan tâm, coi đây là lực đẩy để bứt phá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cụ thể hóa bằng Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, triển khai Quyết định trên vấp phải không ít "rào cản".


Trung tâm Ứng dụng KH & CN tỉnh sản xuất nuôi cấy mô nhưng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu về giống cho nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xác định là "chìa khóa" đưa kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của cả nước, có mạng lưới kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, môi trường được giữ vững. Mục tiêu hướng đến là vậy nhưng để phát triển một nền nông nghiệp như vậy còn đặt ra những thách thức.

Thực trạng ứng dụng KH & CN trong nông nghiệp

Có vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, liền kề với thủ đô Hà Nội, nguồn lao động tại chỗ dồi dào, tài nguyên phong phú, mạng lưới giao thông đồng bộ, sản xuất nông nghiệp đã định hình một cách rõ nét những sản phẩm chủ lực, lợi thế cạnh tranh cao trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản như hệ thống cây ăn quả có múi (cam, bưởi), cây công nghiệp (mía, chè), chăn nuôi trâu, bò thịt, lợn, gà đặc sản và nuôi cá lồng... Đây đồng thời là những lợi thế lớn cho việc áp dụng nền nông nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ cao đối với nền nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún của tỉnh không phải là chuyện dễ. Đó là những hạn chế do địa hình chia cắt mạnh, không có những cánh đồng rộng. Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ sản xuất hàng hóa chưa cao, nông lâm ngư nghiệp có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Thêm vào đó là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và xã hội còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, do tâm lý và tập quán sản xuất nhỏ, phần lớn nông dân chưa quen các quy định về ATTP, các tiêu chuẩn chất lượng cao cũng như chưa áp dụng triệt để các kỹ thuật được khuyến cáo... khiến sản xuất và tiêu thụ nông sản ngày càng khó khăn, hiệu quả thấp. Mối liên kết giữa nông dân sản xuất và doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ cũng làm hạn chế hiệu quả của nền sản xuất. Sự bất lợi của giá nông sản luôn biến động theo hướng bất lợi cho nông dân và khu vực sản xuất nông nghiệp.

 Theo đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, hàng năm, nông nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá (trên 4%/năm) nhưng vẫn chưa ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán. Hàng hóa nông sản làm ra chưa có sức cạnh tranh cao mà nguyên nhân cốt lõi là do chất lượng giống (chủ yếu dùng giống nhập nội hay ở các vùng khác trong nước chuyển đến hoặc người dân tự sản xuất ra). Vấn đề kiểm soát chất lượng ứng dụng công nghệ cao trong tạo giống cây trồng mới dừng lại ở phạm vi hẹp. Những năm qua, Sở đã thực hiện liên kết với các trường Đại học, các Trung tâm nuôi cây mô tế bào, giống để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, một phần phục vụ sản xuất giống cung cấp cho thị trường nhưng số lượng còn hạn chế.

Xuất hiện những mô hình công nghệ cao nhưng chưa hoàn chỉnh

Tập trung chỉ đạo việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Mô hình tiên phong trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải kể đến công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) với việc đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính, hệ thống tưới công nghệ Isarel và các tiêu chuẩn nông sản GAP. Tiếp đó là việc triển khai ứng dụng công nghệ cao tại các vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy thông qua việc đưa hệ thống phun tưới công nghệ Isarel vào sản xuất. Doanh nghiệp Thủy Thiên Nhu ở xã Phú Thành (Lạc Thủy) sử dụng công nghệ chế phẩm sinh học EM trong chăn nuôi lợn thịt. Mới đây, tại xã Yên Thủy, xã Hữu Lợi có thêm 1 doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao trong sản xuất rau quy mô 5,4ha có sự hỗ trợ một phần từ nguồn Quỹ phát triển đổi mới công nghệ của Sở KH & CN. Trong lĩnh vực thủy sản có sự xuất hiện của công ty TNHH Thủy sản Mavin tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong việc xây dựng chuỗi giá trị cá diêu hồng trên vùng hồ sông Đà.

Đồng chí Bùi Văn Chủm, Phó Giám đốc Sở KH & CN cho rằng: việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có một số mô hình nhưng chưa hoàn chỉnh, mới dừng lại ở từng phần, từng khâu, nhất là đối với lĩnh vực trồng trọt. Để kiểm soát việc ứng dụng công nghệ cao hoàn chỉnh có thể ví dụ như ở một số doanh nghiệp sản xuất của Hà Nội lắp đặt camera giám sát ở tất cả các quy trình sản xuất từ lúc bắt đầu trồng, bón phân, phun tưới mỗi ngày. Người tiêu dùng qua smartphone của mình có thể theo dõi, kiểm tra các khâu bất cứ lúc nào. Điều này, chưa có doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp của tỉnh và doanh nghiệp bên ngoài đầu tư vào tỉnh. Đồng chí Phó Giám đốc Sở KH & CN cũng đưa ra quan điểm đầu tư phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp chỉ có doanh nghiệp mới làm được còn với nông dân là bài toán khó cả về tư duy, nhận thức và lực cản về vốn, hạ tầng sản xuất. (Còn nữa)


                                                                                       Bùi Minh

Các tin khác


Bảo đảm an toàn thông tin liên lạc mùa mưa lũ 

(HBĐT) -Ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang tập trung triển khai phương án phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2019 theo phương châm "4 tại chỗ”, huy động mọi lực lượng, phương tiện của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh để bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.

Sông Tô Lịch ra sao sau một tháng áp dụng công nghệ Nhật Bản?

Sau gần một tháng áp dụng làm sạch bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch (đoạn Hoàng Quốc Việt), nguồn nước đã được cải thiện rõ rệt, tuy vẫn còn màu đen nhưng không còn mùi hôi thối.

Tập trung công tác ứng phó với dịch tả lợn châu Phi 

(HBĐT) - Ngày 13/6, tại huyện Lạc Sơn, Sở NN&PTNT phối hợp tổ chức hội nghị vùng đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và bàn các giải pháp phòng, chống trong thời gian tới. Tham dự có các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn.

Nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2018 cho thấy, diện tích có rừng toàn tỉnh hiện có trên 236.412 ha, gồm rừng tự nhiên hơn 141.900 ha, rừng trồng đã thành rừng hơn 94.512 ha; độ che phủ rừng đạt 51,50%. Toàn tỉnh có hơn 100.000 ha rừng tre, nứa, hỗn giao nứa gỗ, rừng trên núi đá, rừng phục hồi, rừng trồng chưa khép tán, đây là các loại rừng dễ cháy, thường có nguy cơ cháy rừng cao. Các vùng này cũng là nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế phụ thuộc nhiều vào rừng và thường phát đốt làm nương rẫy. Các hoạt động sản xuất nương rẫy, kết hợp nông, lâm nghiệp thường xuyên diễn ra nên rất dễ cháy lan vào rừng.

Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa dông, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/6, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10 - 17 giờ.

Công bố dịch tả lợn châu Phi tại huyện Kim Bôi 

(HBĐT) -Ngày 12/6, UBND huyện Kim Bôi đã công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại  xóm Sào, xã Hạ Bì sau khi nhận kết quả xét nghiệm từ Chi cục Thú y vùng I kết luận 3/4 mẫu máu, bệnh phẩm dương tính với vi rút DTLCP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục