Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế xuất hiện tình trạng cây sen chết hàng loạt; trong đó, tập trung nhiều nhất tại huyện Phong Điền.


Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế xuất hiện tình trạng cây sen chết hàng loạt; trong đó, tập trung nhiều nhất tại huyện Phong Điền.

Vụ sen năm nay, gia đình anh Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền trồng 2,5ha sen. Hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, chuẩn bị vào mùa thu hoạch thì hơn 2ha sen bị chết hàng loạt với các triệu chứng thối thân, thối cuống dẫn đến héo khô vàng lá.

Mặc dù là người có kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm cây sen trên địa bàn xã Phong An, nhưng giờ đây, ạm Thăng chỉ biết đứng nhìn hồ sen chết khô héo và phải nhổ bỏ.

Anh Thăng cho biết vụ sen năm nay, gia đình đầu tư hơn 20 triệu đồng để mua gần 2.000 mặt giống sen Hồng cao sản. Trước khi trồng, gia đình đã mua vôi về xử lý hồ.

Ban đầu, cây phát triển rất tốt, nhưng đến tháng thứ 4 thì có tình trạng phần thân cây sen dưới mặt nước khoảng 10 phân bị teo thối, khiến cây chết. Đặc biệt, sen thường chết khi mưa xuống và bệnh của cây xuất hiện dưới nước nên không có thuốc gì để xử lý.

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền, toàn huyện hiện có trên 317ha sen được trồng tại 15 xã, thị trấn.


Thu hoạch sen ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế.

Tính đến thời điểm này, đã có hơn 100ha sen bị chết, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng; trong đó diện tích sen chết tập trung nhiều nhất là xã Phong Sơn 51ha, Phong Hiền với gần 40ha... Nhiều hộ trồng sen trên địa bàn huyện rất lo lắng trước nguy cơ trắng tay bởi sen chết bất thường trên diện rộng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phong Hiền, cho biết từ đầu năm đến nay, xã Phong Hiền đã gieo trồng hơn 62ha sen. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hai phần ba số sen đã chết khiến bà con hết sức hoang mang.

Nguyên nhân ban đầu là do thời tiết nắng nóng gay gắt, ô nhiễm môi trường sống và sen chết còn có thể do bệnh thán thư.

Hiện Ủy ban Nhân dân xã đã báo cáo ngành chức năng lấy mẫu để xét nghiệm nhằm sớm xác định nguyên nhân, kịp thời khuyến cáo cho người trồng.

Với giá hạt sen chưa bóc vỏ từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg, trung bình một ha trồng sen cho thu nhập khoảng 50-70 triệu đồng sau khi trừ chi phí, cao gấp 4-6 lần so với trồng lúa.

Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở Thừa Thiên-Huế đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, đồng thời tận dụng các ao, hồ, đầm trồng sen kết hợp với nuôi cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thừa Thiên-Huế có hơn 500ha diện tích trồng sen đang vào mùa thu hoạch. Hiện tượng sen chết hàng loạt đang khiến những hộ trồng lo lắng.

Tỉnh đang phối hợp với trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế tiến hành nghiên cứu, xử lý bệnh; xây dựng quy trình phòng trừ bệnh tổng hợp; đồng thời, điều tra, khảo sát, xác định để quy hoạch lại vùng trồng sen Huế, vùng trồng sen cao sản cho phù hợp; xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập và giúp bà con nông dân ổn định sinh kế.


Theo VietnamPlus

Các tin khác


Mưa, gió lớn khiến nhiều cây bị quật đổ

(HBĐT) - Trận mưa lớn kèm theo gió giật mạnh vừa xảy ra trong thời gian rất ngắn, kéo dài khoảng từ 16 giờ 30 phút đến 16 giờ 50 phút đã khiến cây đổ trên nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Dưới đây là một vài hình ảnh phóng viên ghi nhận được.

Công bố dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 14/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xác nhận đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Đà Bắc. Theo đó, cùng ngày, UBND huyện Đà Bắc đã công bố ổ DTLCP tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý.

Chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện số 01/CĐ-BCH nhằm chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Bảo đảm an toàn thông tin liên lạc mùa mưa lũ 

(HBĐT) -Ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang tập trung triển khai phương án phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2019 theo phương châm "4 tại chỗ”, huy động mọi lực lượng, phương tiện của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh để bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.

Sông Tô Lịch ra sao sau một tháng áp dụng công nghệ Nhật Bản?

Sau gần một tháng áp dụng làm sạch bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch (đoạn Hoàng Quốc Việt), nguồn nước đã được cải thiện rõ rệt, tuy vẫn còn màu đen nhưng không còn mùi hôi thối.

Tập trung công tác ứng phó với dịch tả lợn châu Phi 

(HBĐT) - Ngày 13/6, tại huyện Lạc Sơn, Sở NN&PTNT phối hợp tổ chức hội nghị vùng đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và bàn các giải pháp phòng, chống trong thời gian tới. Tham dự có các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục