(HBĐT) - Đầu tháng 6, chúng tôi đến khảo sát khu tái định cư (TĐC) Mớ Khoắc, xã Hạ Bì (Kim Bôi). Khu TĐC nằm gần đường 12 B, được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, điện, nước, được quy hoạch ở khu vực ruộng cấy, cách xa núi, đồi sạt lở, giao thông đến tận cuối xóm đã đón 29 hộ dân (trong đó có 24 hộ xóm Mớ Khoắc, 5 hộ xóm Mớ Đồi) về ở. Bà con phấn khởi được Nhà nước hỗ trợ đầu tư mặt bằng, cấp điện, nước. Về cơ bản, các hộ dân đã xây nhà, một số hộ đang hoàn thiện, tất cả đã dọn đến ở, khắc phục nỗi lo đất, đá trượt sạt, vùi lấp.


Ông Bùi Văn Sử - 1 trong 29 hộ dân đã đến ở tại khu TĐC cho biết: Được sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân xây dựng khu TĐC,bà con rất phẩn khởi. Bây giờ chẳng còn nơm nớp nỗi lo trượt sạt. Mỗi hộ được cấp hơn 200 m2 đất,rộng 9 m, dài 25 m để xây nhà ở. Bà con vẫn tận dụng khu vực trượt sạt trồng cam, bưởi,một số loại cây khác và chăn nuôi cho đỡ khó khăn.

Trưởng thôn Mớ Khoắc Bùi Văn Thiên cho biết: Trận mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, trên khu đồi xóm Mớ Khoắc xuất hiện vết trượt sạt kéo dài hàng trăm mét, nhiều chỗ sâu hàng mét, nhiều khu vực trượt đồi chảy xệ đánh vỡ tường rào, nhà dân, chuồng trại… Tỉnh và huyện đã ban hành lệnh di dời khẩn cấp, tổ chức cắt điện, ứng trực, kiên quyết không cho người dân ở lại khu vực trượt sạt, người dân phải ở nhờ nhà hàng xóm, nhà văn hóa. Sau một thời gian khẩn trương thi công, khu TĐC đã hoàn thành,trong năm 2018 đã đón dân tới ở. Người dân yên tâm với chỗ ở mới. Tuy nhiên, người dân cũng mong muốn được tạo điều kiện vay vốn ngân hàng để hỗ trợ làm nhà ở và phát triển sản xuất.


Khu TĐC Mớ Khoắc, xã Hạ Bì (Kim Bôi) đón 29 hộ dân vùng thiên tai đến ở, ổn định cuộc sống.

Khu TĐC xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) cũng đã đón mấy chục hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét tới ở để ổn định cuộc sống. Chủ tịch UBND xã Hòa Bình Hà Văn Thiểm cho biết: Xã có địa hình cheo leo, nhiều suối ngang phức tạp, chia cắt là trọng điểm nguy cơ cao trượt sạt, lở đất, lũ ống, lũ quét. Xây dựng xong khu TĐC, đón dân tới ở, chính quyền xã bớt lo rất nhiều.

 

Để bảo đảm an toàn cho người dân vùng nguy cơ cao thiên tai, năm 2018, tỉnh triển khai 13 khu TĐC bố trí ổn định dân cư tập trung do bị ảnh hưởng thiên tai năm 2017. Đến nay, các khu TĐC đã hoàn thành, bảo đảm an toàn, ổn định cuộc sống lâu dài cho 489 hộ dân. Trong đó, huyện Đà Bắc có 5 khu bố trí 183 hộ dân;Tân Lạc 1 khu bố trí 45 hộ;Kim Bôi 3 khu bố trí 85 hộ;TP Hòa Bình 3 khu bố trí 138 hộ;Mai Châu 1 khu bố trí 30 hộ.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng bố trí chuyển dân theo hình thức xen ghép cho 84 hộ dân, trong đó huyện Mai Châu 10 hộ,Đà Bắc 54 hộ, Kim Bôi 10 hộ và Cao Phong 10 hộ. Trong 3 năm (2016 - 2018), từ các nguồn vốn xen ghép, các huyện, thành phố đã bố trí ổn định chỗ ở cho 510 hộ. Đối với 7 khu TĐC do các huyện đề xuất xây dựng trong năm 2018, UBND tỉnh giao các huyện, thành phố chủ động triển khai theo các hình thức bố trí dân cư tập trung, xen ghép theo quy định hiện hành của Nhà nước tại Văn bản số 976/UBND-NNTN ngày 2/7/2018. Qua rà soát mới đây của ngành chức năng, toàn tỉnh có 423 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 3.905 hộ nằm trong vùng ảnh hưởng, cần phải có phương án bố trí, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương đề xuất xây dựng 12 khu TĐCtập trung để bố trí ổn định dân cư cho 470 hộ; bố trí theo hình thức di dân xen ghép 99 điểm với 836 hộ; bố trí ổn định dân cư tại chỗ 204 điểm với 2.206 hộ.

 

Theo thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh,thời tiết đã diễn biến khó lường, nắng nóng kéo dài, nhiều khả năng xuất hiện mưa cường độ lớn trên địa bàn, nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét luôn thường trực, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh khẩn trương rà soát, kiểm tra, cảnh báo khu vực nguy cơ xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét để chủ động triển khai phương án ứng phó; sẵn sàng triển khai phương án, kiên quyết di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

 

L.C


Các tin khác


Công bố dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 14/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xác nhận đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Đà Bắc. Theo đó, cùng ngày, UBND huyện Đà Bắc đã công bố ổ DTLCP tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý.

Chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện số 01/CĐ-BCH nhằm chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Bảo đảm an toàn thông tin liên lạc mùa mưa lũ 

(HBĐT) -Ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang tập trung triển khai phương án phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2019 theo phương châm "4 tại chỗ”, huy động mọi lực lượng, phương tiện của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh để bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.

Sông Tô Lịch ra sao sau một tháng áp dụng công nghệ Nhật Bản?

Sau gần một tháng áp dụng làm sạch bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch (đoạn Hoàng Quốc Việt), nguồn nước đã được cải thiện rõ rệt, tuy vẫn còn màu đen nhưng không còn mùi hôi thối.

Tập trung công tác ứng phó với dịch tả lợn châu Phi 

(HBĐT) - Ngày 13/6, tại huyện Lạc Sơn, Sở NN&PTNT phối hợp tổ chức hội nghị vùng đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và bàn các giải pháp phòng, chống trong thời gian tới. Tham dự có các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn.

Nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2018 cho thấy, diện tích có rừng toàn tỉnh hiện có trên 236.412 ha, gồm rừng tự nhiên hơn 141.900 ha, rừng trồng đã thành rừng hơn 94.512 ha; độ che phủ rừng đạt 51,50%. Toàn tỉnh có hơn 100.000 ha rừng tre, nứa, hỗn giao nứa gỗ, rừng trên núi đá, rừng phục hồi, rừng trồng chưa khép tán, đây là các loại rừng dễ cháy, thường có nguy cơ cháy rừng cao. Các vùng này cũng là nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế phụ thuộc nhiều vào rừng và thường phát đốt làm nương rẫy. Các hoạt động sản xuất nương rẫy, kết hợp nông, lâm nghiệp thường xuyên diễn ra nên rất dễ cháy lan vào rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục