Sáng 3/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng các bộ, ngành tổ chức Phiên cấp cao của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit 2019) với chủ đề "Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0”. 


Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình chủ trì diễn đàn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các bộ, ngành tham dự diễn đàn.


 Phó Thủ tướng Vũ đức Đam phát biểu trong phiên Toạ đàm cấp cao. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Phát biểu khai mạc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà nòng cốt là công nghệ số làm thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh; tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.


Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình, năm 2018 Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ.

Hiện chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4; chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho ứng dụng và phát triển các công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong sản xuất và đời sống; còn thiếu các quy định về bảo vệ cơ sở dữ liệu, dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư; vấn đề quyền cá nhân, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, định danh số và xác thực điện tử cho người dân chưa phát triển.

Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, xuất phát từ thực tế trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở Nghị quyết này, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương sẽ cụ thể hóa thành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai cụ thể.

"Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc Cách mạng công nghiệp này có tầm quan trọng không kém. Do đó, với tinh thần "cách mạng” đòi hỏi sự vào cuộc nhanh chóng, thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, trực tiếp theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết này" - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019 diễn ra vào ngày 2 - 3/10. Đây là sự kiện quốc tế được tổ chức với mục đích: Công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tạo cơ hội cho trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam…

Sự kiện bao gồm các hoạt động: Phiên Diễn đàn cấp cao; 5 hội thảo chuyên đề; triển lãm công nghệ hiện đại với sự tham gia khoảng 100 doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế; phiên kết nối đầu tư kinh doanh. 

Với chủ đề "Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0”, phiên Diễn đàn cấp cao tập trung giới thiệu về quá trình xây dựng và những nội dung cơ bản của Nghị quyết của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và các báo cáo chính xoay quanh các vấn đề về chiến lược quốc gia cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam, về chuyển đổi số quốc gia hướng tới nền kinh tế số và xã hội số. 

Chuỗi hội thảo chuyên đề tập trung vào 5 chủ đề chính bao gồm: Ngân hàng thông minh; Thành phố thông minh; Sản xuất thông minh, Năng lượng thông minh và Kinh tế số.

                     Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh

Công ty Điện lực Hòa Bình: Triển khai cung cấp dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4

(HBĐT) - Từ ngày 21/12/2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4, đồng thời đảm bảo cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện và chi phí các dịch vụ: cấp điện từ lưới hạ áp; cấp điện lại theo yêu cầu của khách hàng; đóng cắt điện do nợ tiền điện; thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 1 pha, 3 pha; thay đổi vị trí thiết bị đo đếm.

Bàn giao và đưa vào sử dụng Trạm xử lý và cung cấp nước uống sạch an toàn tại xã Lâm Sơn

(HBĐT) - UBND xã Lâm Sơn (Lương Sơn) vừa phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Thương mại INTRACO tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng Trạm xử lý và cung cấp nước uống sạch an toàn cho xã Lâm Sơn. Dự buổi bàn giao có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh.

Huyện Kim Bôi: Nan giải bài toán nâng cấp hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có địa bàn rộng với 28 xã, thị trấn. Những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) luôn được chú trọng đầu tư nhưng vì nguồn lực còn hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Việc nâng cấp hạ tầng GTNT đang là bài toán khó đặt ra đối với nhiều địa bàn của huyện.

Giám sát quan trắc môi trường cho 315 lượt cơ sở

(HBĐT) - 9 tháng qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt. Các biện pháp bảo vệ môi trường thực hiện theo đúng quy định.

Giám sát quan trắc môi trường cho 315 lượt cơ sở

(HBĐT) - 9 tháng qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt. Các biện pháp bảo vệ môi trường thực hiện theo đúng quy định. Theo đó, ngành chức năng thực hiện giám sát quan trắc môi trường được 315 lượt cơ sở, doanh nghiệp. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 19 dự án, phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho 3 dự án; phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho 1 dự án; xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành cho 14 dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục