Chủ tịch Liên đoàn Vũ trụ quốc tế Jean-Yves Le Gall khẳng định, không cá nhân nào có thể một mình đạt được những gì họ muốn trong thời đại hiện nay, đồng thời kêu gọi tất cả các chuyên gia vũ trụ hợp tác cùng nhau, không để bất cứ trở ngại nào cản đường.

Toàn cảnh Đại hội Vũ trụ quốc tế 2019Ngày 21/10, Đại hội Vũ trụ quốc tế (IAC) lần thứ 70 đã khai mạc tại thủ đô Washington của Mỹ với sự tham dự của hơn 6.000 đại biểu từ nhiều quốc gia khác nhau.
Chủ đề của IAC 2019 là "Không gian: Sức mạnh của quá khứ, lời hứa của tương lai”.

Tại sự kiện kéo dài 5 ngày này, các đại biểu sẽ thảo luận về sự đổi mới và những tiến bộ trong các nghiên cứu về vũ trụ, thám hiểm Hệ mặt Trời, tìm kiếm nước trên sao Hỏa, phòng thủ chống lại tiểu hành tinh, quản lý việc du hành và vận chuyển hàng hóa trong không gian.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Liên đoàn Vũ trụ quốc tế (IAF) Jean-Yves Le Gall đã nhấn mạnh sự hợp tác trong thám hiểm không gian. Ông Le Gall khẳng định, không cá nhân nào có thể một mình đạt được những gì họ muốn trong thời đại hiện nay, đồng thời kêu gọi tất cả các chuyên gia vũ trụ hợp tác cùng nhau, không để bất cứ trở ngại nào cản đường.

Được sáng lập và tổ chức thường niên từ năm 1950, IAC là một sự kiện đặc biệt dành cho tất cả các chuyên gia vũ trụ do IAF tổ chức. IAC không chỉ giúp cho người tham dự được cập nhật mọi thông tin về không gian và công nghệ vũ trụ mới nhất mà đây còn là nơi kết nối mạng lưới toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển.

Mỗi năm, IAC được tổ chức tại một quốc gia với chủ đề riêng. 5 chủ đề được IAC thảo luận bao gồm: Khoa học và Thăm dò, Ứng dụng và Hoạt động, Công nghệ, Cơ sở hạ tầng, Không gian Vũ trụ và Xã hội.

NASA muốn cùng các đối tác quốc tế khám phá Mặt trăng

Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề IAC, Giám đốc điều hành NASA, ông Jim Bridenstine cho biết: "Có rất nhiều không gian trên Mặt trăng và chúng tôi cần tất cả các đối tác quốc tế đi cùng chúng tôi tới Mặt trăng. Nếu chúng ta có thể đi đến thỏa thuận về sự đóng góp của tất cả các quốc gia và cách thức để trở thành một phần của dự án này, thì chắc chắn không có lý do ngăn cản tất cả các đối tác quốc tế tham gia cùng chúng tôi trên vệ tinh của Trái đất". 

Hiện tại, các chuyên gia Mỹ đang phát triển tàu vũ trụ Orion và trạm vũ trụ mini mang tên Gateway trên quỹ đạo Mặt trăng để sử dụng cho nhiệm vụ thăm dò đầu tiên trong sứ mệnh Artemis 3 vào năm 2024. 

Chỉ có duy nhất một module trong sứ mệnh này được sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Module này do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cung cấp - có nhiệm vụ cung cấp điện, động cơ đẩy, điều khiển nhiệt cho tàu Orion cũng như cung cấp dưỡng khí và nước trong không gian vũ trụ. 

Theo kế hoạch, chỉ sau khi Gateway được mở rộng, các chuyên gia không phải là người Mỹ mới có thể tham gia hành trình đáp xuống Mặt trăng. 

Cũng có mặt tại cuộc họp báo trên, Giám đốc ESA, ông Jan Worner cho biết: "Chúng tôi cũng đang thảo luận với NASA về việc cử các phi hành gia châu Âu tham gia sứ mệnh thám hiểm bề mặt Mặt trăng". Theo nhận định của ông Worner, năm 2024 chắc chắn sẽ là những hoạt động hoàn toàn của Mỹ trên Mặt trăng, các phi hành gia châu Âu có thể sẽ tham gia từ năm 2027 hoặc 2028. 

Trong khi đó, ông Hiroshi Yamakawa, Chủ tịch Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản, cho biết Tokyo cũng muốn tận dụng dự án của Mỹ để tạo ra chương mới trong lịch sử của chính mình - đó là lần đầu tiên các phi hành gia Nhật Bản đáp xuống bề mặt Mặt trăng.

                                                                                                        Theo báo Chính Phủ

Các tin khác


Hà Nội thông báo nước sạch sông Đà không còn vệt dầu, khuyến nghị dùng tắm giặt

Chiều tối ngày 17/10, UBND thành phố Hà Nội phát đi thông báo nước sạch sông Đà không còn vệt dầu, khuyến nghị dùng tắm giặt.

Khởi tố vụ án gây ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho thành phố Hà Nội​

(HBĐT) - Chiều 17/10, tại cuộc họp báo thông tin về việc ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho thành phố Hà Nội, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình cho biết đã khởi tố vụ án hình sự.

Hướng đến mục tiêu không để xảy ra cháy, nổ, mất an toàn

(HBĐT) - "Cháy, nổ thường để lại thiệt hại nặng nề về tài sản, thậm chí gây thương vong cho con người. Phòng, chống cháy, nổ (PCCN) là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Do vậy, những năm qua, công tác PCCN luôn được Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh quan tâm, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ngành chức năng của tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại các KCN nhằm hướng đến mục tiêu không để xảy ra cháy nổ, mất an toàn" - đồng chí Dương Như Rụ, Phó BQL các KCN tỉnh nhấn mạnh.

Châu Âu cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí

Trong báo cáo được công bố ngày 16-10, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, chất lượng không khí ở mức kém đã gây ra khoảng 400 nghìn trường hợp chết yểu tại châu Âu trong năm 2016, và đến nay số liệu này vẫn còn giá trị. Theo EEA, gần như tất cả người dân sống tại các thành phố của châu Âu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người.

Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an toàn nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước sông Đà

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 16/10, UBND tỉnh đã có Công văn số 6666/VPUBND-NNTN chỉ đạo Sở TN&MT và Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà khẩn trương khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn nguồn nước mặt sông Đà kịp thời cung cấp nguồn nước sạch, bảo đảm chất lượng cho nhân dân.

Diễn tập phương án chữa cháy tại Công ty TNHH HNT Vina

(HBĐT) - Công ty TNHH HNT Vina tại khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn) vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) thực tập phương án chữa cháy. Đây là doanh nghiệp nước ngoài đã hoạt động hiệu quả hơn 5 năm tại Hòa Bình. Công ty chuyên sản xuất các linh kiện, phụ kiện điện tử như camera module, module nhận diện vân tay, máy ảnh dùng cho điện thoại di động… và tạo việc làm cho trên 2.000 lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục