(HBĐT) - Để 3 con bò hiện có của gia đình không bị đói trong những ngày đông tới, ông Nguyễn Xuân Linh, xóm Nghĩa Kếp, xã Hợp Châu (Lương Sơn) dành 3.000 m2 đất ruộng, tận dụng thêm các khoảng đất quanh nhà trồng cỏ voi. Ông cho biết, vào mùa rét nếu không có cỏ làm nguồn thức ăn xanh chủ lực, đàn bò của gia đình khó duy trì được chứ chưa nói đến phát triển. Bình quân mỗi ngày, lượng thức ăn phải có để nuôi bò khoảng 9 - 10 kg, vì thế, ngoài trồng cỏ, ông tận dụng lượng ngô gieo dày, lá mía để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc.


Rút kinh nghiệm ở những vụ Đông - Xuân trước còn để xảy ra tình trạng gia súc bị chết đói, chết rét do yếu tố chủ quan, những hộ chăn nuôi gia súc thuộc địa bàn vùng cao huyện Mai Châu như Pà Cò, Phúc Sạn, Tân Sơn... đã chú trọng hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ. Cụ thể là củng cố lại hệ thống chuồng trại gia súc trước khi xuất hiện những đợt gió mùa, che chắn, vệ sinh môi trường chuồng nuôi để phòng rét và phòng bệnh dịch. Nhiều hộ đã tích trữ các nhà rơm, cây rơm sau vụ gặt, tăng cường diện tích cỏ, ngô gieo dày làm thức ăn cho gia súc. Thói quen thả rông trâu, bò trên đồi rừng hoặc các vùng thung không có sự quản lý, chăm sóc ở địa bàn vùng sâu, xa giảm đáng kể. Thông qua tuyên truyền, đôn đốc, các hộ ý thức hơn trong việc quản lý nuôi nhốt gia súc tại chuồng trại.


Hộ chăn nuôi xã Hợp Châu (Lương Sơn) chủ động nguồn thức ăn cho gia súc vụ Đông - Xuân.

Chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh trong 10 tháng qua được duy trì ổn định. Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng đàn trâu, bò của tỉnh đạt gần 201.000 con, dê 51.740 con. Với kinh tế hộ nông nghiệp ở nông thôn, chăn nuôi gia súc là nghề mang lại thu nhập ổn định và nguồn tích lũy chủ yếu. Tuy nhiên, ở các vụ Đông -Xuân trước, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, xảy ra rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi gia súc, gây thiệt hại kinh tế hộ. Cụ thể, vụ Đông - Xuân 2017 - 2018, toàn tỉnh có 968 con trâu, bò chết rét (chủ yếu là trâu, bò già và bê, nghé non); vụ Đông - Xuân 2018 - 2019 có 31 con trâu, bò chết rét, chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết vụ Đông - Xuân, Sở NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nông hộ chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và chuẩn bị thức ăn thô, thức ăn tinh, khoáng, vitamin nhằm tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Vận động các hộ di chuyển đàn trâu, bò thả rông trong rừng về chuồng nuôi...

Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh khuyến cáo: Mặc dù thời tiết vụ Đông năm nay dự báo ấm hơn mọi năm, nhưng người chăn nuôi gia súc tuyệt đối không nên chủ quan, nhất là thực hiện việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi không bị chết rét. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong những ngày đông giá là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên của vật nuôi. Trước thực tế này, người chăn nuôi cần chuẩn bị đủ nguồn thức ăn thô dự trữ như rơm, thân, lá cây ngô, ngọn, lá mía. Đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi trâu, bò có ít nhất 1 cây rơm, lượng thức ăn dự trữ đáp ứng cho trâu, bò trong những ngày giá rét tối thiểu từ 5 - 7 kg rơm khô/con/ngày. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C không nên cho trâu, bò làm việc hoặc chăn thả tự do mà nuôi nhốt, chăm sóc tại chuồng. Tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ và bổ sung để nâng cao sức miễn dịch, phòng bệnh cho vật nuôi.


Bùi Minh


Các tin khác


Triển khai phương án giảm giá dịch vụ đường bộ tại các trạm thu phí

(HBĐT) - Ngày 30/10, UBND tỉnh tổ chức làm việc về công tác triển khai phương án giảm giá dịch vụ đường bộ tại các trạm thu phí. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Tổng kết, trao giải thưởng Hội thi "Tìm kiếm sáng kiến cải cách hành chính năm 2019"

(HBĐT) - Chiều 29/10, Ban tổ chức Hội thi "Tìm kiếm sáng kiến cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Hòa Bình năm 2019" đã tổ chức tổng kết và trao giải thưởng cho các tác giả.

Bão giật cấp 10 vào Nam Trung bộ, mưa rất lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh lên thành bão giật cấp 10 đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung bộ từ Bình Định-Ninh Thuận, trong khi các tỉnh ở Trung Bộ và Tây Nguyên đối mặt với mưa rất lớn, cao nhất lên tới 400-600 mm/đợt.

Đảm bảo công tác phòng chống thiên tai những tháng cuối năm

(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh mưa không nhiều, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, số 4 gây mưa lớn diện rộng, làm thiệt hại tài sản của người dân. Tuy đã qua chính vụ của mùa mưa bão năm 2019, nhưng thiên tai luôn bất thường và diễn biến phức tạp, không thể lơ là, mất cảnh giác. 

Châu Á cùng bàn về phát triển giao thông thông minh, phát thải thấp

Chiều 28-10, Diễn đàn liên chính phủ về Giao thông vận tải bền vững môi trường khu vực châu Á lần thứ 12 (EST 12) đã chính thức khai mạc, tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tới dự và phát biểu.

Nguy cơ sập đê, kè tại huyện Nam Sách do khai thác cát trái phép

Huyện Nam Sách (Hải Dương) hiện là “điểm nóng” về khai thác cát trái phép. Mặc dù tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, gây thất thoát nguồn tài nguyên, đe dọa an toàn hệ thống đê, kè, đất sản xuất nông nghiệp thậm chí cả tính mạng và tài sản của nhân dân, song công tác quản lý, xử lý của các cấp chính quyền cơ sở còn thiếu kiên quyết, gây bức xúc trong dư luận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục