(HBĐT) - Bằng tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến, năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần không nhỏ vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
Đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn và một số doanh nghiệp thăm khu liên hiệp sản xuất của Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình.
Đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc sở KH&CN chia sẻ: Dấu mốc thứ nhất là công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN tiếp tục được đổi mới (từ khâu xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, đánh giá chất lượng hồ sơ tham gia thực hiện đề tài). Trong năm, ngành đã tranh thủ được các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương để thực hiện các Chương trình Nông thôn miền núi, các dự án cấp Quốc gia như: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại bền vững trên vùng đất dốc tại huyện Kỳ Sơn; Ứng dụng tiến bộ KHCN phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Hòa Bình; Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp tại tỉnh Hòa Bình. Các đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính vùng rễ trên cam, quýt tại tỉnh Hòa Bình”; "Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng núi phía Bắc”…
Công tác triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn được chú trọng, bởi vậy đã tạo được dấu ấn sắc nét với việc tổ chức bàn giao bộ tài liệu tiếng Mường cơ sở, tài liệu đọc hiểu chữ Mường cho người biết tiếng Mường; tài liệu hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết Mường thuộc đề tài "Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường tại tỉnh Hoà Bình” cho các sở, ban, ngành, địa phương.
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đổi mới công nghệ, thành lập doanh nghiệp KHCN được đẩy mạnh. Theo đó đã chứng nhận thành lập 2 doanh nghiệp KHCN cho Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình và Cty CP nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình. Nâng tổng số doanh nghiệp KHCN trên địa bàn tỉnh lên 8 doanh nghiệp. Sở KH&CN cũng đã hỗ đắc lực cho doanh nghiệp chuyển giao các kết quả nghiên cứu nhiệm vụ KHCN, tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia. Thực hiện nghiêm túc việc thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư vào tỉnh, nhằm loại bỏ những công nghệ lạc hậu, gây nguy hại đến sức khỏe con người và tài nguyên, môi trường. Trong năm đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra dây chuyền công nghệ đã lắp đặt tại 2 doanh nghiệp; cho ý kiến về phương án công nghệ đối với 8 dự án đầu tư vào tỉnh; tham gia 8 Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh.
Sở KH&CN đã phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần II năm 2019; phối hợp với Hội LHPN tỉnh hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2019-2025. Thực hiện số hóa hồ sơ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN; hồ sơ công nhận kết quả khoa học hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Duy trì, cập nhật thông tin lên Website Sàn giao dịch công nghiệp. Về hoạt động sở hữu trí tuệ, ngoài việc tập huấn cho các đối tượng tham gia chương trình OCOP, ngành đã tư vấn, hướng dẫn về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu cho 30 chủ thể. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Bưởi Yên Thủy” cho sản phẩm bưởi của huyện Yên Thủy; nhãn hiệu tập thể "Gạo Đà Bắc” cho sản phẩm Gạo J02 của huyện Đà Bắc, "Cam Mường Động” và "Bưởi Mường Động” cho sản phẩm cam, bưởi của huyện Kim Bôi.
Với sự chỉ đạo sát sao từ tỉnh tới cơ sở, hoạt động KHCN cấp huyện, thành phố tiếp tục được đẩy mạnh. Đã ứng dụng KHCN vào quy trình kỹ thuật canh tác với các cây trồng vật nuôi chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: Dự án Rau an toàn tại xã Tân Vinh (Lương Sơn); dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi gà Lạc Thủy, Kỳ Sơn; dự án ứng dụng công nghệ sinh học xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây cam, cây bưởi tại huyện Kim Bôi và Tân Lạc. Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận tỏi tía Mai Châu; bảo tồn và phát triển giống gà ri thuần chủng huyện Lạc Sơn...
Với những dấu ấn trên, ngành KH&CN tỉnh đã góp phần đắc lực để thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Ngày 23/12, Sở Y tế, Qũy phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) đã phối hợp với trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề "Xây dựng trường học không khói thuốc lá”.
(HBĐT) - Đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất cát nghiền, tận dụng nguồn sản phẩm phụ từ đá không tiêu thụ được làm thành cát nhân tạo, sử dụng sản phẩm bột đá để ép gạch không nung... Chính sự mạnh dạn, năng động này giúp Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thắng Hải, xã Chiềng Châu (Mai Châu) không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần quan trọng giảm áp lực cạn kiệt nguồn tài nguyên, giảm tác động của việc khai thác cát đối với môi trường, cung cấp cho thị trường sản phẩm "vật liệu xây dựng xanh".
(HBĐT) - Những ngày này, người dân xóm Mỵ và xóm Ba Giang, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) vô cùng phấn khởi khi đi trên cây cầu treo mới. Không còn cảm giác lo sợ mỗi khi phải lưu thông trên cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Giờ đây, người dân đã yên tâm với diện mạo mới của "con đường độc đạo” này.
(HBĐT) - Để giảm thiểu những tác động hàng ngày của con người đến môi trường, nhiều mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã được triển khai. Trong đó, mô hình "thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón" được Hội Nông dân (HND) tỉnh điều tra, khảo sát thực địa, phối hợp với nông dân các địa phương xây dựng và áp dụng. Sau một thời gian thực hiện, mô hình mang lại những hiệu quả thiết thực, từng bước được nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh.