(HBĐT) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh triển khai tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đẩy mạnh Chương trình OCOP là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện, đồng thời đưa thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; góp phần thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền, các sản phẩm có lợi thế của địa phương.
Người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội lựa chọn sản phẩm rau an toàn của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến (Tân Lạc).
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Trong năm qua, các huyện, thành phố đã hoàn thành việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với trên 50 sản phẩm tham gia. Kết quả đánh giá cấp huyện có 37 sản phẩm (đạt từ 50 điểm trở lên) được UBND các huyện, thành phố gửi hồ sơ đề nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Qua 2 đợt chấm điểm xếp hạng, đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 9 sản phẩm OCOP được xếp hạng 4 sao; 18 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao.
Sau 1 năm triển khai, Chương trình OCOP bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Số HTX tăng nhanh, nhất là HTX sản xuất ở nông thôn, các phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh. Sản phẩm nông nghiệp phát triển đa dạng, phong phú, bước đầu trở thành hàng hóa. Một số sản phẩm có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng chưa được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Nút thắt lớn nhất hiện nay là vấn đề liên kết với nhà phân phối để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị kết nối thành công, hiệu quả các sản phẩm tham gia chương trình OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, giúp giá trị sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn gia tăng đáng kể. Các doanh nghiệp phân phối sản phẩm, hệ thống siêu thị ký kết biên bản ghi nhớ giao thương với hộ sản xuất, HTX để đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối, tiêu thụ, phục vụ người dân cả nước, từng bước hướng tới thị trường nước ngoài. Qua đó, góp phần liên kết giữa hộ sản xuất với tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp; phát triển, kết nối các hình thức tổ chức SX-KD sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế địa phương, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài nước, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thông qua Chương trình OCOP, ngành nông nghiệp của tỉnh từng bước phát triển. Với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn giống cây trồng phù hợp, mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Để phát triển thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của các địa phương, trong thời gian tới, tỉnh tăng cường truyền thông, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề. Ngoài ra, tiếp tục tổ chức các hội nghị kết nối sản phẩm vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các hệ thống phân phối trên địa bàn cả nước.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 23/2/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 241 về việc phê duyệt "Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chính sách an sinh xã hội”. Ngày 31/8/2019, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 7846/VPCP-KTTH về việc "các giao dịch cần đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục”. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh là một trong những địa phương tích cực triển khai các nội dung đảm bảo kế hoạch, tiến độ.
(HBĐT) -Cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả công tác tháng 12 và cả năm 2019; triển khai nhiệm vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.
(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 là công trình trọng điểm, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, mở ra cơ hội lớn khai thác tiềm năng, phát triển du lịch hồ Hòa Bình. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm vướng mắc về mặt bằng và phát sinh khi triển khai, đôn đốc nhà thầu tập trung thi công, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 8/2020.
Theo Tổng cục Môi trường, quy mô nền kinh tế, dân số ngày càng lớn, mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng cao, khai thác tài nguyên, phát sinh các nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng lớn dẫn đến áp lực lên môi trường ngày càng cao, tác động xấu đến chất lượng môi trường.
(HBĐT) - Ngày 26/12, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh (Liên hiệp Hội) đã tổ chức tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.