(HBĐT) - Những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các dự án, chính sách dân tộc đã tiếp sức, tạo đổi thay về diện mạo xã đặc biệt khó khăn Độc Lập(huyện Kỳ Sơn- nay thuộc thành phố Hòa Bình).



Hộ dân xóm Nưa, xã Độc Lập được hỗ trợ xây bể nước phân tán không còn lo lắng về nước sinh hoạt khi mùa khô đến.

Bể nước phân tán là một trong những hạng mục được Chương trình 135 triển khai trên địa bàn xã năm 2019. Cũng như các hộ nghèo khác, chị Nguyễn Thị Min ở xóm Nưa dùng số tiền 1,5 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ, gia đình huy động thêm hơn 1 triệu đồng xây bể chứa nước sinh hoạt dung tích 4,5 m3. Chị Min tâm sự: Với hoàn cảnh "thiếu trước, hụt sau" của hộ nghèo thì kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là động lực để gia đình phấn đấu thực hiện. Lâu nay, nước dòng từ nguồn về thường dùng can, chậu để chứa, việc tích trữ khó khăn, nhất là mùa khô. Giờ có bể lớn tiện lợi, gia đình trữ đủ nước dùng cả tháng, không còn mối lo gián đoạn nguồn nước.

Điều kiện nước sinh hoạt của người dân xã vùng cao này còn nhiều vất vả, trên 80% hộ dân sử dụng nguồn nước lấy ở các khe, mó, còn lại dùng nước giếng khoan. Trong đợt này, cùng với chị Min còn có 14 hộ nghèo khác được hỗ trợ kinh phí xây bể nước phân tán, như hộ các ông: Bùi Văn Phơi ở xóm Mùi, Nguyễn Văn Đành ở xóm Can, Nguyễn Văn Sỹ ở xóm Sòng... Tổng kinh phí đầu tư chương trình xây dựng bể nước phân tán năm 2019 là 22,5 triệu đồng. Trước đó, vào năm 2016, trên địa bàn xã có 18 hộ nghèo được hỗ trợ xây bể chứa tích nước. Chương trình có ý nghĩa thiết thực bởi giảm bớt gánh nặng kinh tế hộ nghèo, phục vụ đời sống sinh hoạt hiệu quả. Qua đó, giúp các hộ có nhận thức tốt trong sử dụng bể chứa nước đảm bảo sức khỏe, vệ sinh môi trường.

Đồng chí Nguyễn Văn Thường, Phó Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: Cán bộ hiện công tác tại địa bàn được hưởng phụ cấp, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Con em đến trường được chăm lo thông qua chính sách trợ cấp gạo, hỗ trợ học tập, bữa ăn bán trú... Đặc biệt, để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, Chương trình 135 đã dành nhiều ưu tiên khác cho xã về nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, cải thiện sinh kế. Kể từ năm 2008 đến nay, nguồn vốn Chương trình 135 đầu tư xây dựng nhà văn hóa, trạm y tế, chi trường lớp học, đường giao thông... giúp thay đổi căn bản KT-XH vùng cao. Kênh mương nội đồng ở 5/5 xóm được kiên cố với tỷ lệ trên 90%. 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Hộ nghèo, cận nghèo hàng năm được hưởng chính sách cấp muối, phân bón, máy móc, vật tư nông nghiệp như cày, bừa, xe bò kéo... Thông qua dự án hỗ trợ cây, con giống như mít, mận, lợn, dê... giúp dân thoát nghèo, tạo nguồn sinh kế bền vững.

Năm 2019, xã tiếp tục được hưởng lợi về hạ tầng với dự án cứng hóa tại các nhánh đường xóm Nội và xóm Can, trải nhựa 1,2 km đường xóm Nưa. Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, nhân dân địa phương từng bước vươn lên, bứt ra khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có sự chuyển dịch khá rõ nét. Thay vì độc canh cây lúa, bỏ phí tài nguyên đất, bà con tích cực luân canh, tăng vụ, tập trung vào những cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao như bí xanh, mướp đắng lấy hạt và một số cây rau màu khác. Năm 2019, hộ nghèo của xã giảm còn 35,5%, cận nghèo còn 18,5%, thu nhập từ 19,6 triệu đồng/người (năm 2018) tăng lên 21 triệu đồng/người.

     
Bùi Minh

Các tin khác


Xây dựng mô hình kiểu mẫu tại tiểu khu Liên Sơn

(HBĐT) - Chị Phạm Hoài Thu, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) cho biết: Hội LHPN thị trấn có 2.117 hội viên, 78 tổ, 14 chi hội. Thực hiện cuộc vận động (CVĐ) "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt là góp phần cùng địa phương thực hiện xây dựng huyện thành đô thị loại IV. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo Hội LHPN huyện, thị trấn Lương Sơn xây dựng mô hình điểm "Khu dân cư kiểu mẫu”, "Gia đình kiểu mẫu” và "Đoạn đường hoa mẫu” gắn với thực hiện CVĐ "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tại tiểu khu Liên Sơn.

Giải quyết vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Tuy nhiên, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các ban, ngành chức năng tỉnh, nhiều khó khăn, vướng mắc trong GPMB được tháo gỡ, nhiều dự án đã hoàn thành, mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn.

Chặn dòng đợt 2 cụm công trình hồ chứa nước Bản Mồng

Ngày 5-1, tại xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Lễ chặn dòng đợt 2 cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Bản Mồng.

Kim Bôi: 60 tổ chức, cá nhân ký cam kết không vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu

(HBĐT) - Cục QLTT vừa phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. 60 tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn huyện đã tham dự.

Huyện Kim Bôi ưu tiên đầu tư thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xác định tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, huyện Kim Bôi tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi đồng bộ, đa mục tiêu, gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Một số dự án thủy lợi quan trọng trên địa bàn huyện (các hồ, đập lớn) đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từng bước hình thành các vùng sản xuất lớn, chuyên canh.

Phát hiện, khởi tố 5 vụ án liên quan đến quản lý kinh tế

(HBĐT) - Đẩy mạnh công tác đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, năm 2019, lực lượng Công an các huyện, thành phố trong tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các đợt kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục