(HBĐT) - Nhằm khắc phục tình hình nghỉ học của học sinh trên địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19, Trung tâm Kinh doanh VNPT Hòa Bình đã và đang triển khai phần mềm hệ thống dạy học từ xa VNPT E-Learning. Đây cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu và là xu thế mới trong việc đào tạo, trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh trong thờì gian tới – xu thế học tập 4.0.
Nhân viên Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình triển khai phần mềm VNPT E-Learning tại trường TH&THCS Vụ Bản (Lạc Sơn) nhằm đối phó với dịch Covid-19.
Theo văn bản của UBND tỉnh, để phòng, chống dịch bệnh do virus Covid-19, học sinh trên địa bàn tỉnh được nghỉ học từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/3. Trong khoảng thời gian này, để không làm gián đoạn quá trình học tập cũng như giúp nhà trường có thể giảng dạy và ôn tập cho học sinh từ xa, Trung tâm Kinh doanh VNPT Hòa Bình đã chủ động tiếp xúc các nhà trường để giới thiệu và tập huấn cho đội ngũ giáo viên sử dụng hệ thống E-Learning.
Theo đó, trong thời gian nghỉ học tránh dịch bệnh, thầy trò có thể dạy và học từ xa, giao bài tập, chấm điểm… trên hệ thống VNPT E-Learning. Đây là giải pháp giáo dục điện tử với đầy đủ các mục chính: tin tức - sự kiện, hệ thống, phân quyền, người dùng, khóa học, kho học liệu, kho tài liệu, ngân hàng câu hỏi, báo cáo...
Vai trò chính của hệ thống giải pháp là giúp quản trị công tác tổ chức, quản lý đào tạo và giáo viên, đồng thời là kênh để học sinh học, thi, xem kết quả. Với cách xây dựng khoa học, đầy đủ nội dung của Bộ GD&ĐT cho các cấp từ tiểu học đến đại học, VNPT E-Learning thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh và giáo viên, giúp nhà trường tiết kiệm nhiều chi phí về tài liệu, giáo án, sổ ghi chép...
Cụ thể, trong một số trường hợp bất khả kháng nhất định như thiên tai, dịch bệnh như dịch Covid-19 hiện nay, hoặc vì yếu tố cá nhân không thể đến lớp, học sinh vẫn học dễ dàng mọi lúc, mọi nơi. Tận dụng toàn bộ lợi thế của VNPT E-Learning như học và làm bài trực tuyến, theo dõi kết quả học tập, đặc biệt là khả năng tương tác, trao đổi như ngồi trong lớp học, học sinh có thể live stream, chat với giáo viên theo thời gian thực. Trên nền tảng số VNPT E-Learning, giáo viên số hóa tài liệu, học liệu bản mềm thay bài giảng truyền thống, thiết lập giáo án điện tử và lưu hệ thống.
Mới đây nhất, ngày 13/2, tại trường tiểu học Trần Quốc Toản, TH&THCS Vụ Bản (Lạc Sơn), Phòng Điều hành nghiệp vụ và khách hàng doanh nghiệp - Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình đã tổ chức triển khai tập huấn và hướng dẫn 100% giáo viên nhà trường sử dụng hệ thống: Tạo mới bài giảng, upload tài liệu, tạo bài kiểm tra. Kết thúc chương trình tập huấn các thầy, cô giáo đánh giá cao hiện quả cũng như những ưu điểm của phần mềm. Các nhà trường thống nhất sẽ triển khai ngay trong các tuần kế tiếp nếu diễn biến dịch còn phức tạp như hiện nay.
Theo ông Nguyễn Huy Lợi, Phó Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình, VNPT E-Learning là sản phẩm công nghệ của nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu khu vực, hiện đang được triển khai trên quy mô lớn với hơn 40.000 học viên cả nước tham gia, thực sự là giáp pháp số không thể thiếu trong nhiều tổ chức giáo dục.
Được biết, E-Learning là giải pháp công nghệ đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019, đã và đang khẳng định sức mạnh giáo dục số ở khả năng giúp cho việc học tập, đào tạo hiệu quả vì có thể học mọi lúc, mọi nơi, giảm thiểu sổ sách, tài liệu giấy tờ cho bài tập về nhà. Phương pháp dạy truyền thống sẽ được thay thế bằng hệ thống chấm điểm bài tập về nhà; các học liệu dùng ngay trên hệ thống để giảng dạy, như học liệu slideshow, tranh ảnh, video trực quan, tạo cảm hứng cho người học.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Lợi, thời gian tới, phần mềm VNPT E-Learning sẽ được triển khai rộng khắp tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Hiện đã có hơn 10 trường học trong tỉnh đăng ký tập huấn sử dụng phần mềm. Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình đảm bảo tập huấn và cập nhập hệ thống tốt nhất cho các giáo viên, tạo điều kiện thúc đẩy giáo dục Hoà Bình theo kịp với những xu thế đào tạo mới.
Hồng Trung
(HBĐT) - Thực hiện dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP), toàn tỉnh được đầu tư xây dựng 55 cầu, trong đó có 5 cầu treo và 50 cầu cứng trên địa bàn 8 huyện. Hiện tại, 41 cầu đã được bàn giao, đưa vào sử dụng (riêng năm 2019 bàn giao 26 cầu).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/2, Bắc Bộ đêm và sáng tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù; sau có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 25 - 26 độ C. Nam Bộ nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê năm 2019, sản lượng khai thác rừng sản xuất của xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) đạt 17,5 triệu m3, tương ứng trên 200 ha, tổng doanh thu ước đạt 10,7 tỷ đồng. Tận dụng đất lâm nghiệp chiếm trên 85% tổng diện tích tự nhiên, người dân trên địa bàn xã tập trung phát triển kinh tế đồi rừng. Qua đó hướng đến xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững, giúp nhân dân cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Trong những ngày tới, thời tiết miền Bắc chuyển sang nóng ẩm, nền nhiệt chung ở ngưỡng 20-28 độ.
(HBĐT) - Chiều 12/2, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra tiến độ Dự án tái định cư hồ chứa nước Cánh Tạng. Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng và 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.
Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, thời tiết đang dần ấm lên. Hà Nội trưa chiều nay hửng nắng, nhiệt độ cao nhất 26 độ.