(HBĐT) - Theo giới chuyên gia, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất sẽ góp phần làm gia tăng giá trị các sản phẩm nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung. Điều này đã được minh chứng qua nấc thang phát triển ngành nông nghiệp cùa tỉnh.
Người dân tiểu khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) giới thiệu vườn cam được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp được nâng cao
Đó là nhận định của đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thông qua việc phối hợp nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào bảo tồn và phục tráng các loại cây, con đặc thù của từng địa phương, nhằm góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Trong năm 2019, Sở NN&PTNT và Sở KH&CN đã phối hợp thực hiện một số dự án, đề tài như: "Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình phát triển trang trại bền vững trên đất dốc tại huyện Kỳ Sơn”; "Ứng dụng tiến bộ KHCN phát triển nghề nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Hòa Bình”; "Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp tại tỉnh Hòa Bình”; "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại vùng rễ trên cam, quýt tại tỉnh Hòa Bình”; "Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết của tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng núi phía Bắc”.
Sở KH&CN đã tổ chức tập huấn về hoạt động sở hữu trí tuệ cho các đối tượng tham gia chương trình OCOP, chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh cho các sở, ngành, UBND cấp huyện. Lựa chọn, xác định các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh làm tài sản trí tuệ tiềm năng để xây dựng kế hoạch đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển thương hiệu sản phẩm theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Trong năm qua đã tư vấn, hỗ trợ cho 30 chủ thể đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và đã được công bố như: bưởi Yên Thủy, gạo Đà Bắc, cam, bưởi Mường Động của huyện Kim Bôi. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có hàm lượng KHCN khá cao.
Góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp
Điều không thể phủ nhận là KHCN đã và đang có những đóng góp hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản của tỉnh đối với thị trường trong nước.
Tích cực thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, toàn tỉnh đã có 27 sản phẩm nông nghiệp được công nhận đạt chuẩn OCOP và gắn sao. Từ khi được gắn sao bảo chứng sản phẩm nông sản của tỉnh, sản phẩm nông sản của các HTX được tiêu thụ mạnh hơn. Nông dân vì thế cũng phấn khởi, không còn lo chuyện được mùa mất giá. Trên cơ sở những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp đưa ra chỉ tiêu phấn đấu: đến năm 2020 chuẩn hóa ít nhất 25% sản phẩm nông nghiệp hiện có của các địa phương trong tỉnh (ứng với khoảng 50 sản phẩm) để nâng cao giá trị.
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, hiện toàn tỉnh đã có 2.000 ha cây trồng tập trung ở nhóm rau, cây ăn quả có múi được chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP), VietGAP, hữu cơ. Khi đã được chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ, thị trường tiêu thụ được mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện, rau, cam, bưởi VietGAP của Hòa Bình đã có mặt tại một số chợ đầu mối và siêu thị lớn của Hà Nội. Theo đó, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác đất trồng trọt tăng lên rõ rệt, đạt 135 triệu đồng/ha; giá trị tăng thu nhập từ chăn nuôi đạt trung bình 5,5%; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng thêm 102 triệu đồng, đạt 175 triệu đồng/ha. Năm 2019, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng. Trên đà nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất, ngành NN&PTNT tỉnh đã mạnh dạn đề ra chỉ tiêu phấn đấu giá trị sản xuất toàn ngành đạt 11,7 nghìn tỷ đồng trong năm nay, vượt 6% so với cùng kỳ, đưa vị thế ngành nông nghiệp của tỉnh lên tầm cao mới.
Thúy Hằng
Ngày 5-3, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố kết quả nghiên cứu, chế tạo bộ sinh phẩm phát hiện vi-rút corona chủng mới (SARS-CoV-2) bằng công nghệ real-time PT-PCR. Đây là sản phẩm của đề tài KH và CN cấp quốc gia, được thực hiện khẩn trương trong vòng một tháng để đáp ứng nhu cầu cấp bách phát hiện tác nhân gây bệnh Covid-19. Thành công này của các nhà khoa học giúp nước ta chủ động công cụ chẩn đoán bệnh Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Thông báo mới nhất của Giám đốc Điều hành (CEO) Mark Zuckerberg cho biết, Facebook sẽ gỡ bỏ những thông tin sai lệch về dịch Covid-19, đồng thời cho phép Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội này để người dùng được tiếp cận thông tin chính xác.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: Từ năm 2016, T.Ư Đoàn đồng loạt phát động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) cả nước hưởng ứng "Ngày chủ nhật xanh” nhằm làm sạch môi trường biển; phân loại, thu gom xử lý rác; xóa các "điểm đen” về rác thải... Hoạt động tình nguyện nói chung, phong trào "Ngày chủ nhật xanh” nói riêng trở thành phong trào hành động đặc trưng, nổi bật của tuổi trẻ cả nước, ngày càng lan tỏa rộng khắp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Nhóm các nhà khoa học nữ của Phòng thí nghiệm Cúm, Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vừa được xét tặng giải thưởng Kovalevskaia với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, tham gia khống chế các dịch bệnh viêm đường hô hấp.
(HBĐT) - Sáng 5/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới đến hết năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Mới đây, Facebook, Google, Microsoft và Adobe đã đưa ra quyết định hủy bỏ, thay đổi và rút khỏi một số sự kiện thường niên sắp tới do sự lây lan trên toàn cầu của dịch Covid-19.