(HBĐT) - Trong những năm qua, ngành Y tế luôn coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, khám chữa bệnh (KCB), giám định BHYT... Ngành xác định đây là tiền đề thúc đẩy công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn.


Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, ngành Y tế phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe 
Nhân dân.  Ảnh chụp tại Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). 

Từ năm 2016, ngành Y tế triển khai đề án "Xây dựng và triển khai thí điểm ứng dụng CNTT trong quản lý KCB thanh toán BHYT”. Đề án đã giúp bệnh nhân đỡ mất thời gian chờ đợi còn bệnh viện giảm nhân lực, tăng năng suất lao động và quan trọng là phục vụ người dân được tốt hơn. Các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám có thể kế thừa dữ liệu bệnh án của bệnh nhân, giúp quá trình khám, điều trị cho người bệnh hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh, giúp ngành BHXH thẩm định, quản lý hồ sơ thanh quyết toán chi phí KCB BHYT tập trung. Cùng lúc, hệ thống y bạ điện tử do VNPT triển khai kết nối với hệ thống HiS sẽ giúp bệnh nhân đặt lịch khám mọi nơi, theo dõi thứ tự khám, nhắc lịch khám, thông báo kết quả xét nghiệm, cảnh báo uống thuốc, tìm bệnh viện, hiệu thuốc gần nhất...

Bác sỹ Dương Hải Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi cho biết: Trước đây, chúng tôi quản lý bệnh viện, bệnh nhân, BHYT bằng cách thủ công. Từ khi triển khai phần mềm đến nay, cán bộ, y, bác sỹ thuận tiện cập nhật dữ liệu và xử lý thông tin. Nhân lực trong bệnh viện giảm đáng kể (giảm được 2 người vào sổ cấp cứu và 1 người thanh toán viện phí), đồng thời, quản lý bệnh nhân, thuốc và quỹ BHYT dễ dàng, thuận lợi hơn. Những năm trước đây, việc quản lý bệnh nhân ở các bệnh viện theo phương thức thủ công mất thời gian, gây tốn kém. Đơn vị nào thấy thích hợp phần mềm nào thì sử dụng. Cụ thể, các khoa, phòng trong bệnh viện làm việc riêng lẻ...; thông tin bệnh nhân không được kết nối liên thông giữa các bệnh viện. Việc quản lý bệnh nhân ra, vào, khám BHYT không được kiểm soát. Do vậy, có bệnh nhân đến khám, điều trị cùng thời điểm 2-3 cơ sở để trục lợi thuốc BHYT. Mặt khác, ngành Y tế cũng không quản lý được thuốc, quỹ BHYT, lượng bệnh nhân ra, vào viện. 

Đây là một trong những cơ sở dữ liệu ngành Y tế đã triển khai thành công mang lại nhiều lợi ích cho ngành và người bệnh. Ngoài ra, ngành đã, đang triển khai cơ sở dữ liệu tiêm chủng quốc gia; hồ sơ sức khỏe điện tử, quản lý hành nghề y, dược, an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý cung ứng thuốc và kiểm soát kê đơn thuốc tại một số nhà thuốc, trạm y tế. Đến nay, ngành có 20 cơ sở y tế, trong đó, có 1 cơ sở y tế thành lập phòng công nghệ thông tin, 10 cơ sở thành lập tổ công nghệ thông tin với 41 nhân lực.

Tiếp tục những thành công trong giai đoạn trước, ngành Y tế tỉnh đề ra đến năm 2025, 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng. 100% văn bản được cấp số và ký số trên môi trường mạng. 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phổ biến. 80%  người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử của Bộ Y tế được xác thực định danh điện tử thông suốt, hợp nhất. Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. 100% bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện triển khai bệnh án điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. 30% bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện triển khai hệ thống thông tin điều hành bệnh viện thông minh, hình thành hệ thống bệnh viện không giấy tờ. 70% bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện triển khai nền tảng tư vấn KCB từ xa và đăng ký KCB từ xa. 100% cơ sở y tế niêm yết công khai giá dịch vụ y tế trên trang thông tin điện tử. 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử kết nối với các hệ thống thống tin bệnh viện và hệ thống phần mềm quản lý trạm y tế xã. 100% xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế, kết nối liên thông với các hệ thống y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ tư vấn KCB từ xa trên các app di động đạt 50%.

Mục tiêu của ngành ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng đặt trọng tâm vào chuyển đổi số trong y tế, góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Đồng thời, hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế, để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.


          Việt Lâm

Các tin khác


Cảnh báo khả năng đập thủy điện Hòa Bình xả lũ

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công văn số 118/BCH-VP về việc cảnh báo khả năng đập Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ban điều hành Dự án USAID của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ huyện Lạc Thủy vừa tổ chức buổi truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa và phòng, chống dịch bệnh tại xã Yên Bồng, Khoan Dụ.

Xã Trung Minh: Tiềm ẩn nguy cơ sạt lở mùa mưa bão

(HBĐT) - Ngôi nhà chỉ còn trơ lại phần móng, đó là những gì còn sót lại sau một vụ sập nhà ở cụm dân cư số 3, xóm Ngọc, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) xảy ra vào mùa mưa bão năm 2017,  đất, đá từ trên đồi tràn xuống, phá hủy toàn bộ ngôi nhà, rất may không có thiệt hại về người. Giờ đây, hộ dân này đã chuyển đến khu định cư mới, tuy nhiên, nhiều hộ nằm trong khu vực này vẫn đang sống trong nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa bão tới, bởi toàn bộ khu vực dân cư sinh sống ở đây đều nằm sát đồi cao.

Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm sản xuất máy tính xách tay ?

Một bài báo trên Nikkei Asian Review đăng ngày 26.9 cho rằng đến năm 2030, một nửa số máy tính xách tay (laptop) trên thế giới sẽ được sản xuất bởi các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tiếp cận, ứng dụng công nghệ 4.0 vào đời sống

(HBĐT) - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là cụm từ bắt đầu được nhắc đến khá nhiều trong mấy năm trở lại đây. CMCN 4.0 tác động mạnh tới tất cả các lĩnh vực, làm thay đổi phương thức, lực lượng sản xuất. Đây là xu thế tất yếu và nước ta, tỉnh ta không thể đứng ngoài cuộc.

Tín hiệu vui từ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống

(HBĐT) - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất, đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc là xu thế tất yếu hiện nay. Dù còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho nhiệm vụ KHCN chưa nhiều, nhưng những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, phát triển KHCN, góp phần quan trọng phát triển KT - XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục