Dẫu cho những hy vọng đang cạn dần theo thời gian nhưng tất cả đều ước cho phép màu sẽ tới. Từ Sở chỉ huy tiền phương đặt tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), những cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị cứu hộ đang khẩn trương nỗ lực tìm kiếm 17 công nhân mất tích cùng đoàn công tác cứu nạn gồm 13 cán bộ hiện không liên lạc được.


Lực lượng cứu hộ tiến hành thông đường tại Tiểu khu 67, đường vào Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.

Trước sự cố sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 làm 30 người mất tích (17 công nhân trên công trình thủy điện và 13 người trong đoàn cứu hộ), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Sở chỉ huy tiền phương để tập trung các biện pháp cứu hộ, cứu nạn. Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam và Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đoàn cứu hộ đã tiếp cận vị trí, khu vực bị nạn để tìm kiếm các nạn nhân.

Theo thông tin ban đầu từ Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về sự cố tại khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 tại huyện Phong Điền, tại nơi xảy ra vụ việc 13 người trong đoàn công tác đi cứu nạn gặp nạn bị sạt lở nghiêm trọng, việc tiếp cận gặp rất nhiều khó khăn. Sở chỉ huy tiền phương đã tập trung chỉ đạo ba mũi giáp công bằng đường không, đường thủy và đường bộ phục vụ cứu hộ cứu nạn. Phương án tìm kiếm người mất tích được ưu tiên khi lực lượng tinh nhuệ nhất kết hợp với người dân thông thạo địa hình tiếp cận hiện trường. Thông tin liên lạc được bảo đảm thông suốt đối với lực lượng tham gia tìm kiếm, hướng tới ba mục tiêu là khu vực thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, thủy điện A Lin B2 và khu vực nhà kiểm lâm tiểu khu 67. Công tác tìm kiếm những người mất tích còn lại vẫn đang được chính quyền, lực lượng vũ trang cùng cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao nhất. Theo nhận định của Ban Chỉ đạo cứu hộ cứu nạn, khả năng nhiều nạn nhân bị vùi lấp dưới đống đất đá rất lớn hoặc bị đẩy ra xa xuống vực, xuống hồ nước...

Từ sáng 14-10, hai chiếc trực thăng của Sư đoàn 372 đã bay lên vùng sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 để tìm kiếm các nạn nhân, thả lương thực tiếp tế. Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân, người trực tiếp chỉ huy trực thăng vào khu vực Rào Trăng 3 cho biết đơn vị đã cho trực thăng bay hai vòng quan sát. Rất nhiều điểm sạt lở, có những đoạn dài hàng chục cây số, tất cả nhà cửa, công trình hầu như đổ sụp. Ngoài ra, còn nhìn thấy nhiều nhóm người, trong đó có nhóm nhiều nhất là ba người. Những nhóm này đều đã được tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết. Trong chiều cùng ngày, thời tiết thuận lợi, trực thăng tiếp tục bay vào thăm dò, tìm kiếm.

Một mũi tìm kiếm khác đã sử dụng ca-nô, vượt lòng hồ thủy điện Hương Điền thuộc xã Hương Bình (thị xã Hương Trà) để tiếp cận hiện trường, tìm kiếm người mất tích và tiếp tế hàng hóa cho những công nhân đang tập trung ở công trình thủy điện Rào Trăng 4. Công tác cứu hộ này do lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế làm nòng cốt phối hợp các đơn vị liên quan. Đến chiều 14-10, lực lượng cứu hộ đã đưa 19 người (gồm hai chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam, trong đó có một phụ nữ), ra khỏi thủy điện Rào Trăng để  cấp cứu, tiếp tế thức ăn, nước uống. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã khôi phục kết nối liên lạc với thủy điện ALin B2. Hiện, toàn bộ 16 công nhân của thủy điện này đều an toàn. Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, những người được cứu hộ hiện vẫn an toàn, không ai bị thương. Tuy nhiên, lương thực thực phẩm, nước sạch cũng vừa hết, đoàn đã tiếp ứng kịp thời. Công tác cứu hộ bằng đường thủy vẫn đang khẩn trương bởi có hơn 40 người từ thủy điện Rào Trăng 3 xuống thủy điện Rào Trăng 4 khi gặp sự cố sạt lở đất. Rào Trăng 4 nằm ở hạ nguồn sông Rào Trăng, cách thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 10 km, tất cả đều thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.

Vất vả nhất là lực lượng cứu hộ tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 3 bằng đường bộ. Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã huy động hàng chục xe cơ giới và xe đặc chủng mở đường. Đến trưa 14-10, lực lượng tìm kiếm đã tiếp cận hiện trường điểm sạt lở tại trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm sông Bồ - nơi có 13 người trong đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế bị mất tích. Theo Sở chỉ huy tiền phương, trên hiện trường, đến chiều 14-10, có gần 650 người và gần 100 phương tiện ô-tô, máy xúc, máy ủi... tham gia cứu nạn. Lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm những người mất tích tại vị trí nêu trên và kết hợp sử dụng chó nghiệp vụ để đánh hơi.

Trong những ngày này, nhiều gia đình từ các tỉnh đổ vào Huế tìm kiếm, trông ngóng tin tức của người thân. Chị Nguyễn Thị A, có chồng làm công nhân tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 liên tục liên lạc với cơ quan chức năng, mong muốn có được thông tin của chồng. Chị A cho biết, "Cách đây hơn một tuần, chồng tôi vào thủy điện Rào Trăng 3 làm việc. Giờ tôi không thể nào liên lạc được với anh ấy. Mẹ con tôi ngồi ở đây mấy ngày chờ đợi thông tin nhưng không biết anh có mệnh hệ chi hay không”. Nhiều người dân cứ bám lấy hàng quán nhỏ, mắt ngước nhìn về ngã tư phía con đường độc đạo dẫn lên công trình thủy điện Rào Trăng 3  mà ngóng. Mỗi khi có chiếc xe chuyên dụng trở ra là họ lại ùa ra để hỏi han thông tin.

Để đẩy nhanh công tác cứu nạn cứu hộ, Sở chỉ huy tiền phương cho biết sẽ tiếp tục tăng cường phương tiện, lực lượng; trong đó có thêm máy phát điện, máy phun nước, thậm chí làm xuyên đêm đưa hết số nạn nhân về sớm nhất. Tất cả đều hy vọng, mong có một phép màu với những người lính trong đoàn cứu hộ và công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3 đang mất tích. 

TheoNhanDan

Các tin khác


Bão số 7 đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình - Nghệ An, áp thấp nhiệt đới mới áp sát Biển Đông

Trong 12 giờ tới, bão số 7 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An với sức gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 10 sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới...

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại Kon Tum

Ngày 12-10, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức họp trực tuyến các điểm cầu huyện, thành phố trên toàn tỉnh triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống lũ lụt do ảnh hưởng bởi bão số 6. Tính đến nay, tỉnh Kon Tum đã có hai người tử vong.

Chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

(HBĐT) - Ngày 12/10, UBND tỉnh có Công điện số 09 về việc chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Đa dạng các hoạt động tuyên truyền ứng phó thiên tai, thảm họa

(HBĐT) - Triển khai dự án "Nâng cao năng lực các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trong quản lý rủi ro, thiên tai, sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe trong tình huống khẩn cấp” do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, thời gian qua, Ban điều hành (BĐH) dự án USAID của Hội CTĐ tỉnh cùng các cấp cơ sở đã tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa, thiên tai, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.

Đập thủy điện Hòa Bình dự kiến mở 1 cửa xả đáy

(HBĐT) - Chiều 9/10, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKN) tỉnh có công văn cảnh báo khả năng đập Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Hội Cựu chiến binh phường Hữu Nghị: Chung tay đẩy lùi rác thải nhựa

(HBĐT) - Triển khai thí điểm từ tháng 10/2019, mô hình "Cựu chiến binh (CCB) chung tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa” của Hội CCB phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã hoạt động hiệu quả, tạo sức lan tỏa, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hội viên tại 15 chi hội trên địa bàn. Qua đó, cùng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa, xây dựng môi trường sống an toàn, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục