(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt là tình hình mưa lũ những ngày vừa qua, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó và sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết. Xã Hòa Bình cũng là địa phương có nhiều điểm nguy cơ sạt lở từng xảy ra nhiều năm nay.
Một phần đất đồi sát mặt đường tại khu vực 2 hộ dân Nguyễn Văn Võ và Nguyễn Văn Tuấn, xóm Máy 1, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã bị sạt lở nhẹ do mưa kéo dài, cần được gấp rút di dời theo chỉ đạo của UBND xã do nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao.
Sau khi sáp nhập một phần xã Thái Thịnh vào xã Hòa Bình, hiện xã có 746 hộ, hơn 3.400 nhân khẩu. Vào thời điểm tháng 7, 8 trở đi thường xảy ra mưa lũ diện rộng, do đó, chính quyền địa phương đã chủ động tuyên truyền cho Nhân dân về mức độ nguy hiểm do diễn biến thất thường của thời tiết và có những cảnh báo kịp thời. Đặc biệt, tuân thủ thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ” gồm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Hiện nay, xã đã xác định được các điểm có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, đá cần vận động các hộ dân di chuyển đến điểm an toàn trong những ngày mưa. Cụ thể, tại khu vực xóm Đao có 3 điểm, tính từ km 4+700 - km 6+200; khu vực xóm Máy 1 ở dọc suối Voi từ km 2+800 - km 4+700; khu vực xóm Máy 4 ở dọc suối Cang và suối Voi; khu vực xóm Cang 1, Cang 3 có 3 điểm sạt lở đất mái ta luy dương tràn ra đường và dọc suối Cang; khu vực xóm Máy 2 dọc suối Voi; khu vực xóm Tiểu Khu và xóm Bích Trụ có 4 điểm sạt lở đất mái ta luy dương tràn ra đường và đá lăn có nguy cơ cao. Theo đó, thực hiện phương châm "4 tại chỗ” khi xảy ra tình huống, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã phối hợp chặt chẽ với các xóm để vận động người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, nhân công, máy móc hỗ trợ người dân di dời đồ đạc, tài sản, vật nuôi đến nơi ở tạm đảm bảo an toàn. Người dân ở xóm nào sẽ chủ động theo hướng dẫn của thành viên Ban Chỉ huy để di chuyển đến nhà văn hóa xóm đó và nhà văn hóa xã để tránh trú. Riêng đối với khu vực công trường mỏ đá xóm Máy đang thi công, doanh nghiệp cần bố trí lực lượng và nhân công túc trực để giải quyết kịp thời các tình huống khi mưa lũ xảy ra; cần có biển cảnh báo cho Nhân dân biết và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã đã vận động Nhân dân chủ động kiểm tra lại nhà cửa, mái lợp…, có biện pháp chằng, chống chắc chắn; chặt bớt cành, cây gỗ lớn gần nhà để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa dông, tố lốc gây tốc mái, sập nhà do cây cối đổ, gãy. Phân công các thành viên trực ban 24/24h từ đầu tháng 5 đến hết tháng 11/2020 để sẵn sàng cơ động ứng phó thiên tai. Đối với những điểm có nguy cơ nước lũ dâng cao hay sạt lở đều lập biển cảnh báo nguy hiểm và có lực lượng chức năng chốt chặn hai đầu kiên quyết không để người dân đi qua khi chưa đảm bảo an toàn. Trong đó, nòng cốt là lực lượng quân sự, công an xã phối hợp cùng các ngành, đoàn thể địa phương. Theo chỉ đạo của lãnh đạo xã, bí thư chi bộ và trưởng các xóm chủ động nhắc nhở người dân trước khi mùa mưa lũ đến cần chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men, dụng cụ dự trữ (bạt, cọc tre, dây thép, bao tải, dao phát, cuốc...) để chủ động ứng phó theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy xã. Trạm y tế cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế, thuốc men phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai, có sự phân công cụ thể cán bộ xuống cơ sở giúp Nhân dân khu vực bị ảnh hưởng, kịp thời cứu chữa cho người bị thương.
Đồng chí Nguyễn Đức Tùng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã nhấn mạnh: "Sau nhiều ngày mưa, tuy chưa xảy ra tình huống xấu do thời tiết, nhưng hiện có 2 hộ Nguyễn Văn Võ và Nguyễn Văn Tuấn, xóm Máy 1 cần được gấp rút di dời theo chỉ đạo của UBND xã, do nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao. Các hộ dân khác trong xã, đặc biệt là những hộ có phần đất sản xuất nằm trong vùng nguy hiểm cũng phải kiên quyết dừng sản xuất khi cần thiết để đến nơi tránh trú an toàn. Trưởng các xóm cần thường xuyên báo cáo tình hình về Ban Chỉ huy xã để theo dõi, kịp thời xử lý mọi tình huống, tránh những hậu quả đáng tiếc do chủ quan, đảm bảo an toàn tối đa cho người và tài sản”.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Phú Lương, Phúc Tuy, Chí Thiện. Sau hợp nhất, xã gặp nhiều khó khăn, bởi trước đây, phong tục, tập quán của các xã có những điểm khác nhau. Địa bàn rộng, giao thông chưa thật thuận lợi, nên việc đi lại của bà con vất vả, giao dịch thủ tục hành chính còn nhiều vấn đề đặt ra. Việc định hướng phát triển KT-XH cũng khác biệt, khi có nơi tập trung phát triển cây, con, có nơi lại xác định phát triển dịch vụ - thương mại... Tuy nhiên, Quyết Thắng nhận định, việc sáp nhập địa giới hành chính cũng là cơ hội tạo ra tư duy, đột phá mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của cơ bão số 7, những ngày qua, trên địa bàn TP Hòa Bình xảy ra mưa liên tục, kéo dài đã gây hư hỏng một số công trình giao thông, nguy cơ sạt lở nhà ở của 5 hộ gia đình thuộc xóm 1, khu vực sạt lở xã Sủ Ngòi.
(HBĐT) - Từ ngày 14 – 16/10, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, trên địa bàn tỉnh ta có mưa vừa, mưa to đến rất to, gây thiệt hại về người, tài sản và công trình giao thông tại một số địa phương.
(HBĐT) - Ngày 16/10, Thường trực Tỉnh ủy có Công văn số 05-CV/TU chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống thiên tai do mưa, bão trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Những năm qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đẩy mạnh ứng dựng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Hiện, công ty tích cực triển khai số hóa hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) sinh hoạt, nhằm giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc theo dõi, giám sát và tiếp cận các dịch vụ điện năng.
Ngày 15-10, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa tại thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Cá thể gấu này do chủ nuôi tự nguyện chuyển giao, dưới sự vận động của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, với mong muốn gấu có cuộc sống tốt nhất trong phần đời còn lại.