(HBĐT) - Hai chiếc cầu tạm tại xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được người dân lắp ghép, buộc chằng chịt, chắp vá bằng những thanh bương, tre bắc qua con suối nhỏ và sông Bưởi dẫn sang khu vực đất sản xuất, các xóm lân cận. Chiều dài mỗi chiếc khoảng 10 m, 30 m, chiều rộng chưa đầy 1 m. Những chiếc cầu tạm đó đã, đang đe dọa cuộc sống người dân xóm Be Dưới, tiềm ẩn mất an toàn khi lưu thông qua cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và đời sống dân sinh.
Cầu Cưa Ngả, xóm Be Dưới, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được lắp ghép bằng bương, tre, không đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Khảo sát tại xóm Be Dưới vào những ngày trung tuần tháng 10, thời điểm hứng chịu những cơn mưa lớn ảnh hưởng từ cơn bão số 7. Cầu Cưa Ngả và cầu Be cách nhau chỉ khoảng 20 m, là con đường vượt sông ngắn nhất dẫn sang hai khu đất sản xuất nông nghiệp với diện tích khoảng 15 ha. Ngoài ra, người dân còn lưu thông trên hai chiếc cầu tạm này để sang xóm Be Trên, Be Ngoài. Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, nước sông Bưởi dâng cao, chảy xiết, mực nước sâu trung bình trên dưới 10 m. Chính vì vậy, người dân xóm Be Dưới phải thả dây buộc cầu tạm để tránh tình trạng bị nước lũ cuốn trôi. Mọi hoạt động sản xuất của người dân bị ngưng trệ do nước lũ dâng quá cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi di chuyển qua cầu.
Ông Bùi Văn Tiểm, Trưởng xóm Be Dưới cho biết: "Toàn xóm có 520 nhân khẩu, 106 hộ dân. Từ lâu nay, cầu Cưa Ngả, cầu Be có vị trí quan trọng trong đời sống, sản xuất của người dân. Vì vậy, người dân trong xóm đã đóng góp kinh phí để xây dựng, sửa chữa đáp ứng nhu cầu đi lại. Hàng năm, mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 5, bà con thường xuyên sử dụng cầu để di chuyển sang khu vực sản xuất. Khi nước lũ dâng cao phải đi vòng lên cầu Be Trên cách đó khoảng 3 km. Ban quản lý xóm thường xuyên kiểm tra, trích kinh phí để gia cố, sữa chữa nâng cấp cầu".
Từ khi đi vào hoạt động, cầu Cưa Ngả và cầu Be đã tạo điều kiện thuận lợi đi lại. Tuy nhiên, 2 chiếc cầu tạm này được lắp ghép bằng những ống bương, tre, theo thời gian bị dập nát, không đảm bảo an toàn cho lưu thông. Khi nước lũ đổ về, sức nước có thể cuốn trôi cầu. Cụ thể như đợt mưa lũ vào tháng 10/2017 đã làm hư hỏng toàn bộ 2 chiếc cầu. Người dân trong xóm lại xây dựng nguồn quỹ gần 10 triệu đồng để làm cầu mới. Nghiêm trọng hơn, một số hộ dân gánh lúa qua cầu đã bị trượt chân ngã xuống sông, rất may không có thương vong xảy ra.
Ông Bùi Văn Lích, xóm Be Dưới trăn trở: "Mùa nước lũ dâng cao, gia đình tôi cũng như các hộ dân không thể qua cầu, phải đi vòng gần 3 km lên cầu treo xóm Be Trên. Tuy nhiên, người dân chủ yếu đi bộ, không phải ai cũng có phương tiện thuận lợi, do đó, việc đồng áng gặp rất nhiều bất tiện, khó khăn. Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí để xây dựng cầu treo kiên cố.
Trước đó, năm 2019, xã Chí Đạo đã được sửa chữa, nâng cấp cầu treo Be Trên (xóm Be Trên) với tổng kinh phí 320 triệu đồng. Chiếc cầu mới sau khi đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả, kết nối giao thương. Tuy vậy, địa hình xã Chí Đạo bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Nhiều xóm việc đi lại còn rất khó khăn, phải sử dụng những chiếc cầu tạm, cầu lắp ghép.
Đồng chí Quách Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã mong muốn Nhà nước sớm khảo sát, hỗ trợ kinh phí xây dựng cầu treo ở xóm Be Dưới, giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân di chuyển qua cầu cần cẩn trọng, tránh hậu quả khôn lường. Việc xây dựng cầu treo tại xóm Be Dưới là việc làm cấp thiết, đáp ứng niềm mong mỏi của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương".
Đức Anh
Ngay sau khi phát hiện sự cố sụt lún, sạt lở đê do ảnh hưởng sóng lớn đã phá vỡ một số điểm tại đê biển xã Thịnh Hà (huyện Lộc Hà), khu vực kè Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên)..., tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo lực lượng của huyện, xã huy động vật tư, phương tiện gấp rút ứng cứu, khắc phục sự cố, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sống sát biển, chuẩn bị các phương án đối phó trước ảnh hưởng của thiên tai.
(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt là tình hình mưa lũ những ngày vừa qua, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó và sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết. Xã Hòa Bình cũng là địa phương có nhiều điểm nguy cơ sạt lở từng xảy ra nhiều năm nay.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 21-10, khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ rất cao sạt lở đất ở vùng núi Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Từ đêm nay mưa giảm dần.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 20/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 126,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippin khoảng 220 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, ngày 19/10, trên địa bàn tỉnh vẫn có mưa vừa, mưa nhỏ, tiếp tục gây thiệt hại về nhà ở, hạ tầng giao thông ở một số địa phương.
(HBĐT) - Trong số báo trước đã phản ánh, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 và quá trình thi công đường 435 dẫn đến nền đất yếu đã làm nứt, gãy toàn bộ khu vực nghĩa trang nhân dân tổ 7, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), nhiều ngôi mộ bị sụt lún, 2 ngôi mộ bị đất, đá vùi lấp vẫn chưa tìm thấy.