(HBĐT) - Để Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ngày càng chất lượng, hiệu quả với đích cuối cùng là đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong năm 2020, các phong trào, cuộc vận động: "Tỉnh Hòa Bình chung sức XDNTM”; "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”; "Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”... tiếp tục được cán bộ, Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Hệ thống đường giao thông xã Tân Vinh (Lương Sơn) được đầu tư mở rộng, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân.
9 tháng năm nay, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình XDNTM khoảng 1.937,9 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp chương trình 720,06 tỷ đồng; ngân sách địa phương và nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã 876,9 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế 54,14 tỷ đồng; vốn tín dụng 111 tỷ đồng. Đặc biệt, toàn tỉnh đã huy động sức dân qua hiến đất, ngày công, hiện vật, tiền mặt... trị giá 175,8 tỷ đồng.
Trở lại xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng. Bí thư Đảng ủy xã Phùng Thanh Sơn chia sẻ: Nhiều năm qua, trong các hội nghị, cuộc họp của xã và các thôn đều đưa nội dung lãnh đạo, tổ chức thực hiện chương trình XDNTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Năm nào Đảng ủy xã cũng ban hành nghị quyết về XDNTM, UBND xã xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, đặc biệt là chương trình được sự đồng tình cao của Nhân dân nên thực hiện khá thuận lợi. 5 năm qua, xã huy động các nguồn lực XDNTM khoảng 22.630 triệu đồng. Qua đó đã bê tông hóa nhiều tuyến đường liên thôn, đường nội đồng, hệ thống mương dẫn nước; nhà văn hóa, sân vận động xã và các thôn, cùng nhiều công trình, mô hình phát triển kinh tế hiệu quả... Từ XDNTM, năm 2019, thu nhập bình quân của xã đạt 44 triệu đồng/ người; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,67%. Năm 2020, xã phấn đấu đạt NTM nâng cao, đến năm 2025 trở thành xã NTM kiểu mẫu.
Nhuận Trạch là một trong rất nhiều vùng quê của tỉnh đã "thay da đổi thịt" từ thực hiện chương trình XDNTM. Một trong những tiêu chí được tỉnh cũng như các địa phương ưu tiên nguồn lực là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn. 9 tháng năm nay, toàn tỉnh đã huy động kinh phí lồng ghép từ các nguồn, kết hợp với nguồn vốn NTM trên 1.371 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo đó, các địa phương đã, đang xây mới, nâng cấp, bổ sung hoàn thiện 772 hạng mục công trình, trong đó có 184 công trình đường giao thông nông thôn; 65 công trình thuỷ lợi; 241 nhà văn hoá, khu thể thao thôn, xóm; 58 công trình đài truyền thanh; 73 công trình vệ sinh môi trường; 62 công trình trường học và các công trình chợ nông thôn, trạm y tế xã, cổng chào, nhà văn hoá, sân vận động xã, nước sinh hoạt tập trung.
Song song với đầu tư cơ sở hạ tầng, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân được xác định là nhiệm vụ xuyên suốt. 9 tháng qua, các huyện, thành phố đã huy động nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn vốn chương trình XDNTM năm 2020 hỗ trợ phát triển mô hình và các đề án, tổng kinh phí phân bổ cho 10 huyện, thành phố 13.100 triệu đồng. Huyện Lương Sơn đã triển khai dự án cải tạo và phát triển đàn bò thịt tại 10 xã gắn với XDNTM, kinh phí cấp 1.208 triệu đồng. Huyện Tân Lạc triển khai dự án phát triển đàn trâu tại các xã vùng cao, kinh phí 953 triệu đồng. Sở NN&PTNT triển khai thực hiện 3 dự án liên kết theo chuỗi giá trị, tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng. UBND tỉnh hỗ trợ 12 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tổng kinh phí 16.687,121 triệu đồng.
Với sự cố gắng của các cấp, ngành, Ban Chỉ đạo XDNTM các cấp, đến nay, toàn tỉnh có 57 xã đạt 19 tiêu chí NTM, chiếm 43,5%; 6 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 68 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Bình quân tiêu chí NTM đạt 15,15 tiêu chí/xã (tăng 0,05 tiêu chí/xã so với năm 2019). Toàn tỉnh có 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 39 khu dân cư kiểu mẫu và 122 vườn mẫu.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 1.995 công trình thủy lợi, gồm: 544 hồ chứa, 1.345 đập dâng, 80 trạm bơm, 26 trạm thủy luân. Tổng số kênh mương có 3.723 km, đến hết năm 2019 kiên cố hóa được 1.870 km. Hệ thống công trình thủy lợi hiện cấp nước tưới chủ động phục vụ sản xuất cho 53.000 ha, trong đó có 39.100 ha lúa, 12.700 ha màu, 2.300 ha cây ăn quả... Diện tích cây hàng năm được tưới chủ động đạt gần 46%.
(HBĐT) - Với địa bàn trải rộng, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có chiều dài đường giao thông khoảng 17 km, nhiều khu vực bị chia cắt bởi sông Bôi và suối Chiềng. Theo thống kê, toàn xã có 7 ngầm tràn, 1 cầu treo đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân địa phương. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông mùa mưa bão.
(HBĐT) - Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 được coi là bước tiến trong cải cách hành chính, tăng tính công khai, minh bạch và là khâu quan trọng trong xây dựng chính quyền điện tử. Những năm gần đây, tỉnh triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy việc áp dụng thực hiện.
(HBĐT) - Từ ngày 26-28/10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức chương trình tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai (PCTT) trong xây dựng NTM cho đội xung kích PCTT, đội ứng phó thiên tai thảm họa xã Yên Bồng (Lạc Thủy). Chương trình có sự tham gia của trên 200 cán bộ, hội viên, tình nguyện viên trên địa bàn.
(HBĐT) - Chiều 29/10, UBND tỉnh tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án khắc phục cấp bách sạt lở khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến và đoạn cầu Hòa Bình 3; công tác quản lý đê cấp III trên địa bàn TP Hòa Bình. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
(HBĐT) - Ngày 29/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị Ban điều hành Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới tỉnh Hòa Bình năm 2020 (Chương trình). Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.