(HBĐT) - Những năm qua, bám sát chương trình hành động của Tỉnh ủy và các quy định của Luật Đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ), UBND tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức lập, trình duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.


Dự án khu đô thị Vĩnh Hà có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, gắn với các khu dân cư hiện có, góp phần đổi mới bộ mặt đô thị TP Hoà Bình. 

Theo Sở TN&MT, quy hoạch SDĐ đến năm 2020 của cấp tỉnh và cấp huyện được phê duyệt trong năm 2013, đã được rà soát các dự án quá 3 năm nhưng chưa thực hiện để hủy bỏ, hoặc chuyển tiếp tổng hợp vào phương án SDĐ trong điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 cấp tỉnh, cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm (2016-2020) cấp tỉnh được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 96/NQ-CP, ngày 26/7/2018; điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2019. UBND tỉnh đã trình danh mục các dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích SDĐ để phát triển KT - XH vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong các năm từ năm 2014 đến nay, được HĐND tỉnh thông qua; kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện trong các năm từ 2015-2020 được UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Sau khi quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh và huyện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan chức năng đã tổ chức công bố, công khai, thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ, giao đất, thuê đất thực hiện các dự án đầu tư và chuyển mục đích SDĐ đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình, cá nhân.

Trong 5 năm (2016-2020), chỉ tiêu thu hồi đất đầu tư xây dựng các dự án phi nông nghiệp trên toàn tỉnh là 11.424 ha, đã thực hiện 1.823,57 ha, mới đạt 15,96%. Chỉ tiêu chuyển mục đích SDĐ trồng lúa sang đất phi nông nghiệp 3.360,52 ha, thực hiện được 596,79 ha, đạt 17,75%. Chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng mục đích phi nông nghiệp 199 ha, đã thực hiện 185,72 ha, đạt 93,32%. Đối với công tác quy hoạch đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phương án quy hoạch đã phân định các khu đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh lương thực; các khu đất trồng lúa kém hiệu quả cần được chuyển đổi sang mục đích khác để nâng cao hiệu quả SDĐ, phục vụ các mục tiêu phát triển KT - XH.

Đánh giá của UBND tỉnh cho thấy, trên cơ sở quy hoạch SDĐ các cấp và quy hoạch SDĐ trồng lúa, việc sử dụng đất đã được thực hiện đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất, nhất là đất trồng lúa, rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đã được UBND các cấp và các sở, ngành chú trọng, đảm bảo an ninh lương thực, giữ ổn định môi trường sinh thái. Chuyển đổi các loại đất được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy hoạch, kế hoạch SDĐ, quy hoạch xây dựng đô thị, xã NTM và các quy hoạch khác được phê duyệt.

Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch SDĐ, đặc biệt là chỉ tiêu chuyển mục đích SDĐ cơ bản phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của tỉnh; đáp ứng nhu cầu SDĐ phát triển nhà ở xã hội, đô thị, nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng phúc lợi xã hội.

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch SDĐ được phê duyệt, việc giao đất, cho thuê; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BT, HT, TĐC) được quan tâm triển khai thực hiện. Theo đó, toàn tỉnh đã giao đất sử dụng cho các mục đích trên 1.000 ha. Cho thuê đất sử dụng cho các mục đích trên 1.764 ha. Thu hồi đất của các tổ chức không sử dụng, sử dụng sai mục đích, chậm triển khai dự án, cho thuê trái thẩm quyền để giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý 231,07 ha. Thu hồi quỹ đất của các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả không có nhu cầu sử dụng để giao đất cho UBND các huyện, thành phố quản lý khoảng 13.540 ha.

Ngoài ra, toàn tỉnh đã thu hồi đất, BT, HT, TĐC được hơn 2.555 ha để thực hiện 897 dự án. Trong đó, thu hồi đất của 493 lượt tổ chức, diện tích trên 542 ha và 28.281 hộ gia đình, cá nhân, diện tích gần 2.012 ha. Có 288 hộ phải bố trí TĐC; số tiền đã chi trả bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi trên 1.746 tỷ đồng.

Việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai đã tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; quỹ đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác, sử dụng ngày càng tăng, tình trạng để đất hoang hóa lãng phí giảm dần. Tuy nhiên, việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất để sử dụng cho các mục đích đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch đề ra. Tỉnh vẫn chưa tạo được quỹ đất sạch để xúc tiến, thu hút, giao đất cho các dự án đầu tư. Chưa kiên quyết thu hồi đất các dự án chậm triển khai, sử dụng đất không hiệu quả, không SDĐ, chuyển nhượng đất trái phép. Việc bồi thường, GPMB nhiều dự án gặp khó khăn, chưa được sự đồng thuận của người dân, dẫn đến chậm tiến độ dự án, lỡ cơ hội của nhà đầu tư...

Để nâng cao hiệu quả SDĐ, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Ngành chức năng và các địa phương cần tăng cường công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch SDĐ. Đây là hai quy hoạch lớn nhất, rất quan trọng, bao trùm đến các lĩnh vực, dự án đầu tư, tác động lớn tới chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Vì vậy, các huyện phải đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng quy hoạch SDĐ giai đoạn 2021 - 2025, nếu làm tốt vấn đề này thì sẽ cải thiện được môi trường đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác BT, HT, TĐC, đáp ứng tốt nhất yêu cầu mặt bằng triển khai các dự án, góp phần thu hút đầu tư, UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường thực hiện công tác BT, HT, TĐC trên địa bàn tỉnh. Riêng với Sở TN&MT, UBND tỉnh yêu cầu: Tổng hợp các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB. Tổ chức đánh giá các tồn tại, vướng mắc và đề xuất biện pháp giải quyết. Đôn đốc UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, GPMB các dự án, đặc biệt là dự án trọng điểm, dự án quan trọng của tỉnh. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng quy chế, cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành để triển khai thực hiện...

Bình Giang

Các tin khác


Bão số 12 di chuyển nhanh theo hướng Tây

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 110km tính từ tâm bão.

Không chủ quan với mưa lớn, sạt lở đất, đá

(HBĐT) - Mùa mưa bão năm nay, trong tỉnh đã có nhiều đợt mưa to trên diện rộng, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, đời sống của người dân. Đặc biệt, qua những đợt mưa to, kéo dài xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá ở nhiều địa phương, gây thiệt hại về nhà ở, công trình, nhất là đối với công trình giao thông, thủy lợi.

Khơi dậy sức mạnh nội lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ngày càng chất lượng, hiệu quả với đích cuối cùng là đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong năm 2020, các phong trào, cuộc vận động: "Tỉnh Hòa Bình chung sức XDNTM”; "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”; "Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”... tiếp tục được cán bộ, Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Bão số 10 gây mưa rất to từ Quảng Nam đến Bình Định

Hồi 4 giờ ngày 5/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ngãi đến Phú Yên khoảng 330km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão.

Quản lý chặt chẽ hệ thống đê điều trên địa bàn TP Hòa Bình

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 km đê các cấp thuộc các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy và TP Hòa Bình. Trong đó, riêng TP Hòa Bình có 3 tuyến đê cấp III dài 9,2 km, gồm: Tuyến đê Đà Giang dài 2,538 km, đê Quỳnh Lâm dài 4,427 km, đê Ngòi Dong dài 2,235 km. Những tuyến đê này nằm trên địa bàn các phường: Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Thịnh Lang, Dân Chủ và xã Sủ Ngòi. Ngoài ra, TP Hòa Bình có 2 tuyến đê cấp IV là đê Trung Minh dài 4,5 km nằm trong địa phận xã Trung Minh; đê Phú Cường dài 19,23 km trong địa phận các xã: Hợp Thành, Thịnh Minh.

HTX Môi trường Bình Minh Xanh: Góp sức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp

(HBĐT)- HTX Môi trường Bình Minh Xanh, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) là điển hình tiêu biểu của tỉnh trong hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường. Thành lập năm 2015, gồm 7 thành viên, những năm qua, HTX luôn đổi mới, sáng tạo trong hoạt động, góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp của địa phương. Hàng năm, doanh thu của HTX đạt hơn 3 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục