(HBĐT)- Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh, tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên 43.816 ha; hầu hết các xã, thị trấn đều có rừng, trong đó nhiều xã có rừng tự nhiên, rừng sản xuất.

Lực lượng chức năng tập huấn nghiệp vụ phòng, chống cháy rừng tại xã Mai Hịch (Mai Châu).

Nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng triển khai các phương án quản lý và bảo vệ rừng (QL&BVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), bảo vệ tài nguyên rừng, theo đó, mật độ che phủ rừng ở huyện đạt khoảng 65,41 %, cao nhất tỉnh.

Huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR, xây dựng, triển khai phương án PCCCR tổng thể, hoàn thiện các phương án PCCCR của 16 xã, thị trấn; kiện toàn, duy  trì, củng cố 111 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR, với 893 người tham gia. Phát huy vai trò của kiểm lâm địa bàn phối hợp kiểm tra toàn diện các khu vực canh tác nương rẫy; ký cam kết về bảo vệ rừng và PCCCR tại các khu vực có nguy cơ gây cháy rừng cao; hướng dẫn người dân thực hiện các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy trong điều kiện cho phép; chủ động phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR. Phân công lực lượng ứng trực theo dõi 24/24h trong các thời kỳ cao điểm mùa cháy rừng; duy trì quân số thường trực để theo dõi, tiếp nhận thông tin về các vụ cháy rừng tại cơ sở, theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo cháy rừng trên website của Chi cục Kiểm lâm và hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến trên website của Cục Kiểm lâm. Bên cạnh đó, huyện duy trì 24,5 km đường băng trắng cản lửa tại 4 xã phía Tây Nam là: Cun Pheo, Piềng Vế, Xăm Khòe, Mai Hịch, nhằm phát huy cao nhất vai trò cản lửa chống cháy rừng, đặc biệt là cháy lan từ xã, huyện bạn lân cận, giảm thiểu nguy cơ trọng điểm về cháy rừng.

Là địa bàn giáp ranh với các tỉnh bạn, huyện duy trì tốt quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị bạn để có biện pháp phối hợp QL&BVR, PCCCR. Từ đầu năm đến nay, lực lượng Kiểm lâm huyện chủ động phối hợp Công an huyện, Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hang Kia - Pà Cò, UBND xã Pà Cò, Hạt Kiểm lâm huyện Vân Hồ, UBND xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ (Sơn La) kiểm tra các điểm phá rừng làm nương xảy ra tại khu vực giáp ranh giữa xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò và xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ. Phối hợp Công an huyện, Viện KSND huyện, BQL KBTTN Hang Kia - Pà Cò, UBND các xã: Hang Kia, Pà Cò, Cun Pheo, Thành Sơn kiểm tra, xác minh tại thực địa, truy tìm các đối tượng khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn. Phối hợp KBTTN Pù Luông (Thanh Hóa), xã Vạn Mai, Thành Sơn tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng khu vực giáp ranh. Phối hợp UBND các xã: Vạn Mai, Mai Hạ, Tòng Đậu, Thành Sơn, Sơn Thủy, Tân Thành, Nà Phòn, Bao La, Cun Pheo tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng tại các khu vực rừng trọng điểm. Do làm tốt công tác PCCCR nên từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện không có cháy rừng xảy ra.

Đồng chí Bùi Văn Tuyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Bám sát chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm, Huyện ủy, UBND huyện, lực lượng Kiểm lâm tăng cường chỉ đạo kiểm lâm địa bàn các xã, thị trấn tiếp tục triển khai, thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng; hướng dẫn chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư xây dựng phương án PCCCR theo quy định. Cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng tích cực triển khai phương án PCCCR mùa khô năm 2020 - 2021 theo phương châm "4 tại chỗ”, chuẩn bị tốt các phương án, lực lượng, vật tư, nhân lực, sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, đặc biệt là những khu vực rừng tiềm ẩn nguy cơ xâm hại cao, vùng giáp ranh, vùng trọng điểm cháy, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

   
 Lê Chung

Các tin khác


Bão Vamco đi vào Biển Đông, Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa đến mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão Vamco ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 121,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam đảo Lu-dông (Philippines).

Bão tan nhưng mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên còn diễn biến phức tạp

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 12 đã suy yếu thành vùng áp thấp, đi vào khu vực Tây Nguyên và đến 4 giờ ngày 11/11 thì tan hẳn. Tuy vậy, mưa lớn ở các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên còn diễn biến phức tạp.

Bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh Bình Định đến Ninh Thuận gây mưa to, gió lớn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão.

Bão số 12 và 13 liên tiếp đổ vào các tỉnh Trung Bộ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Trung Bộ từ đêm 9/11 đến sáng 10/11.Trong khi đó, cơn bão số 13 đã hình thành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ trong khoảng ngày 14-15/11.

Bão số 12 di chuyển nhanh theo hướng Tây

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 180km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 110km tính từ tâm bão.

Không chủ quan với mưa lớn, sạt lở đất, đá

(HBĐT) - Mùa mưa bão năm nay, trong tỉnh đã có nhiều đợt mưa to trên diện rộng, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, đời sống của người dân. Đặc biệt, qua những đợt mưa to, kéo dài xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá ở nhiều địa phương, gây thiệt hại về nhà ở, công trình, nhất là đối với công trình giao thông, thủy lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục