(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, mùa hanh khô năm 2020 - 2021 diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Nhằm kiểm soát, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, các cấp, ngành, địa phương cần nâng cao cảnh giác, triển khai đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).


Lực lượng Kiểm lâm huyện Yên Thủy phối hợp chính quyền xã Đa Phúc tuần tra, kiểm tra rừng. 

Từ đầu năm đến nay, nhờ làm tốt công tác quản lý, BVR và PCCCR, nên trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Với phương châm "phòng ngừa là chính, chữa cháy rừng phải kịp thời, hiệu quả”, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 1914/UBND-SNN về việc tăng cường công tác BVR mùa khô năm 2020 - 2021. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động số 14-CT/TU, ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư T.Ư khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kế hoạch số 41/KH-UBND, ngày 2/4/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 14-CT/TU, ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy Hòa Bình; Quyết định số 73/QĐ-UBND, ngày 14/1/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy định về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; Công văn số 426/UBND-NNTN, ngày 24/3/2020 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về PCCCR. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư; nâng cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ, PCCCR ở cơ sở.

Tỉnh ta có địa hình đồi núi, phức tạp, nên việc PCCCR theo phương châm "4 tại chỗ” được coi là then chốt. Lực lượng tại chỗ kịp thời phát hiện, chủ động chữa cháy khi lửa chưa lan rộng hiệu quả sẽ cao. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh thực hiện kiện toàn Ban chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp. Cùng với đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn bám sát cơ sở, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các tổ đội quần chúng BVR và PCCCR. Tiếp tục phát huy hiệu quả của 1.835 tổ đội quần chúng BVR, với 11.268 người tham gia. Duy trì, chỉnh sửa, bổ sung, thực hiện tốt các quy ước bảo vệ rừng tại thôn, bản.

 Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm địa bàn phối hợp chặt chẽ với tổ đội quần chúng BVR kiểm tra những điểm nguy cơ cháy cao; nhắc nhở, hướng dẫn người dân dọn vệ sinh rừng sau khi khai thác, sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật trong việc đốt dọn nương rẫy, xử lý thực bì; thường xuyên vận hành, bảo dưỡng máy móc, phương tiện và các dụng cụ chữa cháy, sẵn sàng tham gia ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Tổ chức trực phòng cháy 24h/24h, chữa cháy theo cấp dự báo cháy rừng tại cơ quan thường trực. Lực lượng kiểm lâm tăng cường phối hợp chính quyền cơ sở, chủ rừng để duy trì, củng cố, tu sửa 93,3 km đường băng cản lửa (75,9 km đường băng trắng, 18 km đường băng xanh). Tổ chức cấp dao phát, biển cấm, cào dập lửa, bàn dập lửa cho các địa phương.

Duy trì tốt công tác phối hợp giữa 3 lực lượng, gồm: Kiểm lâm, quân sự, công an trong hoạt động bảo vệ ANCT-TTATXH ở cơ sở và PCCCR trên địa bàn. 3 lực lượng cần thường xuyên giao ban, trao đổi thông tin, kịp thời kiểm tra, xác minh các nguồn tin từ Nhân nhân để tham mưu cấp ủy, chính quyền các giải pháp xử lý có hiệu quả. Tại cơ sở, kiểm lâm địa bàn, Công an xã, Ban CHQS xã phải xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra. Thường xuyên xây dựng các bản tin dự báo cháy rừng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo dõi, cảnh báo sớm cháy rừng bằng ảnh vệ tinh trên website của Cục Kiểm lâm, để xác định thông tin kịp thời, thông báo cho chính quyền các cấp và chủ rừng, nhằm chủ động triển khai phương án chữa cháy. 

 Đà Bắc là địa phương có diện tích rừng tương đối lớn, nhờ giữ rừng và trồng rừng góp phần nâng cao đời sống người dân. Ngày 6/10/2020, UBND huyện có Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo, chỉ huy PCCCR trong mùa hanh khô 2020 - 2021. Đồng chí Nguyễn Viết Thành, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Toàn huyện có tổng diện tích đất có rừng 48.049,91 ha, trong đó, rừng tự nhiên 31.458,04 ha, rừng trồng 16.591,87 ha. Với địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, huyện xác định công tác PCCCR trong mùa khô chủ yếu dựa vào lực lượng tại chỗ. Lực lượng kiểm lâm địa bàn gồm 12 đồng chí phải thường xuyên bám cơ sở, phối hợp chính quyền địa phương thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng. Bố trí lực lượng canh gác 24h/24h trong tháng cao điểm, từ tháng 11/2020 - 6/2021. Tăng cường các biện pháp chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, có phương án đối phó theo phương châm "4 tại chỗ". Tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân để mọi người có ý thức BVR, hướng dẫn người dân dọn thực bì đúng kỹ thuật, đề phòng nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đà, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, Đội Lâm nghiệp Tu Lý, các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân cần bổ sung, chỉnh lý kịp thời phương án BVR và PCCCR.

Thu Thủy

Các tin khác


Tăng cường công tác bảo vệ rừng mùa khô 2020 - 2021

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Công văn số 1914/UBND-NNTN về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng (BVR) mùa khô 2020 – 2021.

"Thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn"

(HBĐT) - Đó là chủ đề hội thảo được Bộ NN&PTNT, Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức ngày 20/11 tại tỉnh ta. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Lê Minh Hoan, UVBCH T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh... 

Họp Hội đồng bình tuyển, công nhận cây đầu dòng các giống cam, quýt 

(HBĐT) - Ngày 20/11, Sở NN&PTNT tổ chức họp Hội đồng bình tuyển, công nhận cây đầu dòng quýt Ôn Châu, cam CS1, cam Marss-BH. Dự hội nghị có thành viên Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng; lãnh đạo Phòng NN&PTNT các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy và một số HTX có cây đầu dòng đề nghị bình tuyển.    

Xã vân Sơn: Nhanh chóng khắc phục khó khăn sau thiên tai

(HBĐT) - Ảnh hưởng của cơn bão số 7, trong tháng 10, trên địa bàn xã Vân Sơn (Tân Lạc) xảy ra mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Do địa hình đồi núi cao, nền đất yếu nên đã xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá, làm hư hỏng nhà cửa, các tuyến đường GTNT, thiệt hại tài sản, hoa màu của Nhân dân địa phương. Trước thực tế đó, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất.

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác giun đất

(HBĐT) - Giun đất có vai trò quan trọng với hệ sinh thái đất, chúng giúp cho đất tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt; phân giun là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục