(HBĐT) - Với phương châm "chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy chủ động phòng tránh là chính”, huyện Lạc Sơn đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2021.


Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn kiểm tra vật tư phòng, chống thiên tai, kịp thời bổ sung khi cần thiết.

Năm 2020, huyện Lạc Sơn bị ảnh hưởng bởi nhiều loại hình thiên tai, gồm: Rét đậm, rét hại xảy ra vào tháng 1 và tháng 2 tại xã Miền Đồi; nắng nóng kéo dài gây hạn hán, thiếu nước cục bộ một số diện tích lúa trong tháng 7; dông lốc, mưa đá xảy ra vào tháng 5, tháng 6 ở một số xã: Quyết Thắng, Ân Nghĩa, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Ngọc Sơn… Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng trên 13,4 tỷ đồng.

Đồng chí Bùi Văn Phụng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong năm 2021, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện sớm, diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều loại hình thiên tai, phân bố rộng. Vì vậy, ngay từ đầu năm, huyện chủ động củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT& TKCN) các cấp. Xây dựng, triển khai kế hoạch công tác PCTT&TKCN. Rà soát, xác định các khu vực trọng điểm, xung yếu; xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho từng khu vực; có phương án bố trí lực lượng; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực sẵn sàng cơ động, ứng phó khi có thiên tai; thực hiện chế độ trực ban 24/24h trong mùa mưa bão nhằm đối phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản khi thiên tai xảy ra. Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ PCTT, đáp ứng nhu cầu thông tin cho vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất. Chủ động kiểm tra, đánh giá hiện trạng hồ chứa, công trình giao thông trước mùa lũ để xây dựng phương án chống lũ cụ thể cho từng công trình.

Qua rà soát, tại xóm Đào, xóm Đanh (xã Tuân Đạo) và xóm Ráy (xã Văn Sơn) tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra sạt lở, đá lăn; sụt lún có nguy cơ cao xảy ra tại xóm Hổ 2 (xã Yên Nghiệp). Trong đó, tại khu vực xóm xóm Ráy (xã Văn Sơn), từ năm 2018 bắt đầu xuất hiện vết nứt đến nay đã lộ thiên, nhiều hòn đá có nguy cơ sạt lở xuống nhà dân và khu vực trường mầm non chi xóm Ráy, nhà văn hóa xóm Ráy (số lượng khoảng 3 hòn đá, khối lượng 4m3). Để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã xây dựng phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn; đồng thời, huyện lên kế hoạch phá đá. Cũng từ năm 2018, trên địa bàn xóm Đào, xóm Đanh (xã Tuân Đạo) xảy ra hiện tượng sạt lở đất kèm theo đá lăn. Cụ thể, tại khu vực xóm Đào, nguy cơ đá lăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ảnh hưởng trực tiếp đến 10 hộ dân với 41 nhân khẩu; tại xóm Đanh có 8 hộ, 32 nhân khẩu nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở chưa thể di dời do không có kinh phí và chưa tìm được nơi ở mới. Trước nguy cơ sạt lở và nguy hiểm, UBND xã đã chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã phân công trực thường xuyên để nắm tình hình; lực lượng công an, quân đội sẵn sàng các phương án nếu phải di dời hộ dân trong tình trạng khẩn cấp xảy ra sạt lở, gắn biển cảnh báo cho người dân và các phương tiện qua lại; vận động các hộ chủ động tìm nơi ở mới.

Vào mùa mưa bão, một số ngầm trong huyện thường xuyên bị ngập úng, ảnh hưởng lớn đến giao thông đi lại của người dân như: Ngầm Bến Lấp (xã Tân Lập), ngầm Ống (xã Văn Nghĩa)… Các địa phương đã lên phương án bố trí lực lượng trực 24/24h tại 2 đầu ngầm, hướng dẫn người dân qua lại ngầm tràn. Đối với các công trình thủy lợi xuống cấp, không đảm bảo tích nước vào mùa mưa, huyện đề xuất UBND tỉnh, Sở NN&PTNT bố trí kinh phí sửa chữa, như các hồ: Bưu (xã Hương Nhượng), Ấm (xã Tân Lập), Cốc Quân (xã Yên Nghiệp), Là Mè (xã Nhân Nghĩa), Kén, Dón (xã Định Cư)… Bên cạnh đó, huyện sẵn sàng, đảm bảo phương tiện, lực lượng, vật tư, hậu cần PCTT. Hiện tại, kho dự trữ vật tư PCTT của huyện có 139 rọ thép; 142 áo phao tròn cứu hộ, 460 áo phao cứu sinh; 450 bao tải dứa, 1 nhà bạt; 4 quang sắt, 3 sọt sắt; 5 vồ gỗ, cuốc, xẻng...


Thu Thủy


Các tin khác


Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển KT-XH

(HBĐT) - Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực công nghệ sinh học (CNSH) trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm. Việc quy hoạch vùng nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được triển khai. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3030/QĐ-UBND, ngày 23/12/2013 về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó xác định rõ 3 vùng và 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 995/UBND-NNTN, ngày 21/6/2021 về tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, UBND các huyện, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dung sau:

Để mỗi ngôi nhà an toàn trước “giặc lửa”

(HBĐT) - Thời gian qua, trong nước liên tiếp xảy ra các vụ cháy nhà ở hộ gia đình, nhất là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (SX-KD), làm nhiều người trong cùng một gia đình tử vong. Trên địa bàn tỉnh, năm 2020 xảy ra 8 vụ cháy, trong đó, 5 vụ cháy tại nhà ở gia đình, nhà ở kết hợp SX-KD. 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ cháy thì 3 vụ tại nhà ở gia đình, nhà ở kết hợp SX-KD. Nguyên nhân chủ yếu do chập điện. Đây là hồi chuông cảnh báo trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp SX-KD.

Xã Thanh Cao: Vừa trại lợn, vừa lò đốt cao su, cả chục hộ dân đối mặt nguy cơ ô nhiễm 

(HBĐT) - Thôn Sấu Hạ, xã Thanh Cao (Lương Sơn) có hơn 200 hộ. Kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, trang trại và trồng rừng. Tuy nhiên, trại lợn công nghiệp Mạnh Thường quy mô lớn được đầu tư tại thôn đã gây bức xúc cho Nhân dân về tình trạng ô nhiễm môi trường. Không dừng lại ở đó, năm 2017, xưởng tái chế cao su Dương Bình cũng được đưa vào sản xuất, nằm cách khu dân cư không xa, khiến nhiều hộ dân khu vực này khốn khổ vì cùng lúc hứng chịu mùi hôi thối từ trại lợn và khói khét từ xưởng tái chế cao su. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục