(HBĐT) - Khi tình trạng xe tải hạng nặng cơi nới thùng bệ, chở đất, đá quá trọng tải chạy trên quốc lộ (QL) 21 qua địa bàn, nhiều người dân thôn Đầm Đa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã báo cáo với cơ quan chức năng, đồng thời đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế, không để xe chở đất, đá, cơi nới thùng bệ chở quá tải trọng chạy qua địa bàn. Nhờ vậy, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông (BVKCHTGT), đặc biệt là tuyến QL 21 chạy qua địa bàn.


Cầu Hưng Thi, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) được đầu tư xây dựng bằng bê tông cốt thép, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.

Không chỉ ở xã Phú Nghĩa, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Đồng Tâm cũng đã phối hợp cơ quan chức năng, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an huyện) chủ động thực hiện nhiều biện pháp BVKCHTGT trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Đức Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm chia sẻ: Là địa bàn tiếp giáp với thị trấn Chi Nê của huyện và tỉnh Hà Nam, xã có hệ thống hạ tầng giao thông khá đồng bộ, hoàn chỉnh. Hầu hết các tuyến đường liên thôn đã được cứng hóa, các tuyến đường liên tỉnh, liên xã được nâng cấp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, phát triển KT-XH. Tuy nhiên, thời gian qua ở xã và địa bàn lân cận, giáp ranh với tỉnh Hà Nam đã, đang triển khai thực hiện một số dự án thu hút đầu tư nên lượng phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, đất, đá phục vụ các công trình xây dựng tăng nhanh. Trước thực trạng đó, xã đã kiến nghị các cơ quan chức năng của huyện kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm. Đồng thời, về phía địa phương tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Luật Giao thông đường bộ, các quy định về BVKCHTGT; tổ chức cho các đối tượng ký cam kết không vi phạm quy định về BVKCHTGT như biển báo, cột mốc giao thông, không phơi rơm rạ, lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang giao thông. Nhờ đó, nâng cao nhận thức chấp hành các quy định của pháp luật cũng như ý thức BVKCHTGT trên các tuyến đường qua địa bàn xã.

Đồng chí Vũ Hùng Mẫn, Trưởng Phòng Kinh tế - hạ tầng, Phó trưởng Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện chia sẻ: Từ việc làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đã nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người dân. Đáng kể nhất là các xã, thị trấn huy động sự vào cuộc tích cực của người dân, nhất là trong công tác BVKCHTGT. Tính từ năm 2016 đến tháng 6/2021, Ban ATGT huyện phối hợp các xã, thị trấn kiểm tra hành lang ATGT đường bộ, kịp thời phát hiện, tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác tháo dỡ, giải tỏa 395 trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo hành lang ATGT đường bộ trên các tuyến QL 21, tỉnh lộ 438A, đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện và một số tuyến đường liên xã. Để nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, hàng năm, huyện dành một phần kinh phí đầu tư, xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình giao thông phù hợp quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Quá trình đầu tư luôn đảm bảo về chất lượng, quy mô, kỹ thuật. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác giám sát cộng đồng trong xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường. Giai đoạn 2016 - 2021, toàn huyện đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, làm mới hơn 154 km đường các loại, tổng mức đầu tư trên 301 tỷ đồng.

Cùng với đó, để đảm bảo tuổi thọ cho các tuyến đường huyết mạch không bị hư hỏng, xuống cấp, Ban ATGT huyện chủ động phối hợp lực lượng Công an thực hiện tốt công tác kiểm tra tải trọng xe. Theo đó, đã tiến hành kiểm tra 93 trường hợp, phát hiện 42 trường hợp vi phạm, lập biên bản xử lý 41 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước trên 117 triệu đồng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải; tổ chức cho các hộ kinh doanh vận tải ký cam kết đảm bảo trật tự ATGT, tải trọng phương tiện... Qua đó, hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện được phát triển đồng bộ, có chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH địa phương.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: Không chủ quan, lơ là với thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, có 19 xã, phường với 214 xóm, tổ dân phố. Là thành phố miền núi nên đặc thù nhiều đồi núi, suối và sông Đà chảy qua. Thành phố thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi một số loại hình thiên tai, điển hình như: Các đợt mưa với cường độ, tần suất lớn gây sạt lở đất, lũ, ngập úng cục bộ nhiều nơi; nắng nóng gay gắt vào mùa hè; dông lốc, mưa đá, sét xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, sau những đợt nắng nóng gay gắt...

Huyện Lạc Sơn: Chủ động phòng tránh, ứng phó với thiên tai

(HBĐT) - Với phương châm "chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy chủ động phòng tránh là chính”, huyện Lạc Sơn đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2021.

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều sáng kiến, mô hình hiệu quả, thiết thực, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH ở địa phương.

Huyện Đà Bắc cấp bách ứng phó với sạt lở, mưa lũ

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát, cấp bách triển khai các phương án, kịch bản ứng phó với diễn biến cực đoan của thời tiết, phòng chống mưa lũ, trượt sạt, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, nhất là về người.

Hai bài dự thi vòng chung kết cuộc thi trực tuyến “Phụ nữ chung tay phục hồi hệ sinh thái”

(HBĐT) - Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới 5/6, cuộc thi trực tuyến "Phụ nữ chung tay phục hồi hệ sinh thái” do T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động, đông đảo các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tham gia gửi bài dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục