Công văn sáng nay 2-8 của Bộ Y tế gửi các tỉnh, thành phố yêu cầu không phun hóa chất khử khuẩn diệt COVID-19 ngoài trời, vào người, chỉ phun diện hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng.
Phun khử khuẩn ngoài trời tại thị trấn Quốc Oai, Hà Nội cuối tháng 7 vừa qua - Ảnh: NAM TRẦN
Theo hướng dẫn này, Bộ Y tế cho biết do dịch diễn biến phức tạp, một số địa phương đã áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại khu vực công cộng để phòng chống dịch; một số cơ quan, công sở đã lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất vào người đứng trong buồng, phun hóa chất khử khuẩn vào người đi cách ly.
"Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa virus SARS-CoV-2, việc phun hóa chất diệt khuẩn ngoài trời không được WHO, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo do kém hiệu quả, ảnh hưởng sức khỏe người phun và xung quanh khu vực phun, lãng phí hóa chất phòng chống dịch và có thể gây hại môi trường" - Bộ Y tế cho biết.
Bộ Y tế cũng cho biết WHO và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất kỳ tình huống nào, do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thành không thực hiện phun hóa chất khử khuẩn ngoài trời, không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất kỳ tình huống nào, gồm cả biện pháp phun hóa chất trực tiếp và sử dụng buồng khử khuẩn.
Bộ Y tế khuyến cáo việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng, sử dụng loại đã được cấp phép và theo đúng liều lượng, phương pháp sử dụng trên nhãn sản phẩm.
Trước đó, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu 2020, đã có nhiều đợt phun hóa chất diện rộng được triển khai ngoài trời, gần nhất là ở Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương...
Nhiều thiết kế "buồng khử khuẩn" cũng được tung ra, song có các ý kiến việc phun khử khuẩn ngoài trời là không có hiệu quả và tốn kém, nhưng đến nay Bộ Y tế mới có hướng dẫn này.
Theo Tuoitre
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục TT&BVTV, qua khảo sát tại các đồng ruộng, ốc bươu vàng (OBV) tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mới cấy - đẻ nhánh, diện tích nhiễm 171 ha, tập trung tại các huyện: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc…
(HBĐT)
- Những tháng vừa qua, thời tiết nắng nóng gay gắt dẫn đến tiêu thụ điện tăng đột biến. Ngành điện khuyến cáo khách hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện để tránh hóa đơn tiền điện tăng cao, khi dự báo nắng nóng vẫn còn xảy ra trong thời gian tới.
(HBĐT) - Trong những giờ qua, vùng mây đối lưu phát triển đã gây mưa rào và dông cho khu vực thành phố Hòa Bình. Mưa to trong hơn 1 giờ đồng hồ đã khiến một số tuyến đường ngập sâu trong nước, có đoạn bùn đất tràn mặt đường. Đây cũng là thời điểm tan tầm đã khiến cho việc lưu thông khó khăn. Nhiều phương tiện bị chết máy do ngập nước. Có đoạn ách tắc cục bộ do xe không thể lưu thông. Sau đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại sau trận mưa to chiều 26/7.
(HBĐT) - Đó là nhận định của các thí sinh bước ra từ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình” do Tỉnh Đoàn và Sở KH&CN phối hợp tổ chức. Được tổ chức lần đầu năm 2018, đến nay, cuộc thi đã bước sang mùa thứ 3, trở thành sân chơi hấp dẫn, bổ ích cho những thanh niên khát khao khởi nghiệp, lập nghiệp.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 23 - 24/7, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, với lượng mưa ở các khu vực phổ biến từ 82 mm đến 166 mm. Ngày 25/7, một số điểm tiếp tục có mưa, lượng mưa lớn nhất đến thời điểm 16h là 21,6mm.