(HBĐT) - Hàng năm, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa to đến rất to liên tục trong nhiều ngày, tạo ra các loại hình thiên tai như lũ, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún, sạt lở bờ sông. Đặc biệt, với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, kết hợp với hệ thống sông, suối ngắn, dốc và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong tỉnh thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn diện rộng, mưa đá, dông lốc, lũ quét, ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nhân dân, tàn phá nhiều nhà ở, diện tích sản xuất, các công trình.


Khu tái định cư Bưa Cốc, xã Nánh Nghê (Đà Bắc) được xây dựng, giúp người dân bị ảnh hưởng thiên tai ổn định cuộc sống.

Theo số liệu thống kê, năm 2019, mưa lũ khiếu nhiều tuyến đường bị ngập, sạt lở mái taluy âm, taluy dương và gây thiệt hại nhiều nhà cửa, cây trồng, vật nuôi với tổng giá trị gần 279 tỷ đồng. Năm 2020, thiệt hại do mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh trên 623.650 triệu đồng, trong đó, hư hỏng 67 công trình công cộng trị giá 528.780 triệu đồng; thiệt hại về nhà cửa, nông, lâm nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp và các thiệt hại khác trên 94.870 triệu đồng. 6 tháng đầu năm nay, giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra tại các địa phương 5.251 triệu đồng.

Ngay sau khi có thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh đã chỉ đạo thành viên các tổ công tác phối hợp ngành liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình tại cơ sở, đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai phương án khắc phục theo phương châm "4 tại chỗ”. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh bám sát địa bàn, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả. Chính quyền địa phương nơi xảy ra thiên tai luôn chủ động huy động lực lượng, phương tiện để khắc phục hậu quả; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở; cử lực lượng chốt giữ các ngầm tràn không cho người và phương tiện qua lại khi có nước lũ; khẩn trương khắc phục tạm thời điểm sạt lở trên các tuyến đường để đảm bảo lưu thông. Có phương án sơ tán, di chuyển người dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở; triển khai dọn dẹp vệ sinh, khử trùng chuồng trại, làm sạch nguồn nước.

Trước những thiệt hại nặng nề của tỉnh, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT, Bộ NN&PTNT đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả đối với các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 44 công trình khắc phục hư hỏng do thiên tai gây ra, gồm 6 công trình được hỗ trợ từ nguồn ngân sách T.Ư, 9 công trình từ nguồn Quỹ PCTT, 9 công trình từ nguồn hỗ trợ khắc phục thiên tai khác và các nguồn vốn hợp pháp, 20 công trình từ nguồn vốn WB. Trong đó có 39 công trình đang thi công đạt tiến độ từ 30 - 100% khối lượng; 5 công trình chuẩn bị thi công. Các công trình đang thi công đẩy nhanh tiến độ đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2021, như: Ngầm suối Chông, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã thi công đạt 99% khối lượng, giải ngân đạt 100% vốn hỗ trợ từ T.Ư; sạt lở suối xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) thi công đạt 99% khối lượng, giải ngân đạt 98% ngân sách T.Ư cấp; dự án khẩn cấp xử lý khối sạt trượt các khu vực phía đông đồi Ông Tượng, tổ 4, 5, 6 - phường Chăm Mát cũ, tổ 4 - phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đã thi công hạng mục khoan cọc nhồi, đào bạt mái, rãnh dọc ngang tiêu nước, xử lý chống trượt, cơ bản hoàn thành 98% khối lượng; dự án xây dựng khu tái định cư xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) đã thi công đạt 90% khối lượng...

Bên cạnh đó, sau những đợt lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng, tỉnh đã thực hiện và ứng ngân sách đầu tư xây dựng 16 khu tái định cư khẩn cấp (13 dự án đã triển khai thực hiện) để ổn định cho 460 hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Các khu vực có nguy cơ mất an toàn được các địa phương quan tâm rà soát, cảnh báo đến người dân khi có mưa to phải sơ tán đến nơi an toàn và tuyên truyền các biện pháp phòng, chống nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra. UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác di dân, sửa chữa nhà cửa cho nhiều hộ dân ở các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, TP Hòa Bình với tổng kinh phí 1.701 triệu đồng.

Theo số liệu tổng hợp, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 4.660 hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, trong đó đã ổn định cho 993 hộ với 3.608 nhân khẩu. Còn gần 3.670 hộ chưa bố trí ổn định với khoảng 14.900 nhân khẩu. UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án di dân tái định cư, ổn định cho người dân vùng thiên tai, phương án đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành T.Ư hỗ trợ các thiết bị cảnh báo, dự báo, thiết bị liên lạc truyền tải thông tin, giúp người dân vùng sâu, xa khu vực trung tâm nắm được thông tin về thiên tai để sớm có biện pháp phòng tránh.

Thu Hiền

Các tin khác


Nỗ lực tìm kiếm, lựa chọn những đối tác tốt nhất cho dự án điện khí

Với mục tiêu vận hành thương mại lần lượt các tổ máy của dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 vào năm 2023 và 2024, áp lực lên chủ đầu tư PV Power trong việc tìm kiếm các đối tác tốt nhất cho dự án là không hề nhỏ.

Huyện Lạc Sơn: Diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Nhân Nghĩa

(HBĐT) -  Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện và Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Sơn vừa phối hợp tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2021 tại xã Nhân Nghĩa, trong đó, nội dung diễn tập chữa cháy rừng với sự tham gia của 4 lực lượng gồm chủ rừng, lực lượng của xóm, xã và huyện.

Xã Tú Lý: Đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa thiên tai

(HBĐT) - Trận dông lốc kèm theo mưa lớn diễn ra ngày 8/5/2020 tại xã Tú Lý (Đà Bắc) đã làm 229 ngôi nhà bị tốc mái, 10 ha lúa, 139 ha ngô, 10 ha cây ăn quả bị đổ gẫy, dập nát, không có khả năng thu hoạch, 4 cột điện cao thế và hạ thế bị đổ gãy, nhiều công trình hạ tầng thiết yếu khác bị hư hỏng. Mùa mưa bão năm nay, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã đề cao cảnh giác, thực hiện nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó, phòng ngừa thiên tai.

Đẩy nhanh tiến độ số hóa hợp đồng mua bán điện sinh hoạt

(HBĐT) - Việc triển khai số hóa hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) sinh hoạt không chỉ đem lại lợi ích đối với khách hàng, mà còn là một trong những bước đi để ngành điện cụ thể hóa mục tiêu chuyển đổi số. Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành số hóa HĐMBĐ sinh hoạt theo lộ trình đề ra.

Tiêu thụ điện tăng cao trở lại, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Trong những ngày qua, nắng nóng gay gắt diện rộng tại khu vực phía Bắc đã làm lượng điện tiêu thụ tăng cao trở lại.

Các sở, ngành trả lời kiến nghị của cử tri: Về việc xử lý rác thải tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Cử tri hỏi: Từ tháng 8/2020 đến nay, TP Hòa Bình đã, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, không có nơi xử lý. Nguyên nhân do Công ty CP năng lượng môi trường Bắc Việt (Công ty Bắc Việt) vi phạm trong quá trình thực hiện và công suất xử lý rác thải của nhà máy không đảm bảo theo yêu cầu thực tế đăng ký đầu tư dự án. Những vi phạm của Công ty Bắc Việt đã được cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý và yêu cầu khắc phục. Vậy khi nào thì thực hiện xong?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục