(HBĐT) - Khu vực Hòa Bình có tính chất chuyển tiếp giữa vùng cao phía Tây với vùng đồng bằng, chịu ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết phức tạp như: Hội tụ nhiệt đới, đường đứt, rãnh thấp, dông, bão... nên thường gây ra những trận mưa lớn trên diện rộng, kéo dài. Ngoài ra, trong tỉnh nhiều nơi địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc sông, suối lớn, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực yếu do quá trình phong hoá mạnh, lớp phủ thực vật bị tàn phá, tạo nên những vùng xung yếu dễ gây ra hiện tượng sạt lở lớn làm tắc nghẽn dòng chảy.

 


Từ nguồn vốn hỗ trợ của T.Ư thực hiện công trình khắc phục hậu quả thiên tai, ngầm suối Chông, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được đầu tư xây dựng, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện lưu thông.

Kết quả phân vùng nguy cơ trượt lở đất, đá trong phạm vi của tỉnh cho thấy: Trong 10 huyện, thành phố của tỉnh, huyện Mai Châu được xác định có nguy cơ trượt lở đất, đá rất cao; 5 huyện nguy cơ trượt lở đất, đá cao: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi, TP Hòa Bình; 4 huyện nguy cơ trượt lở đất, đá trung bình: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Yên Thủy. Trong 151 xã, phường, thị trấn, có 46 xã được xác định có nguy cơ trượt lở đất, đá rất cao; 67 xã nguy cơ trượt lở cao... Qua số liệu cho thấy, tình trạng dễ bị tổn thương đối với sạt lở đất tại tỉnh ở mức độ cao, cần phải có các biện pháp, phương án ứng phó kịp thời để giảm thiểu rủi ro cũng như thiệt hại xảy ra.

Thực tế, những năm gần đây, hiện tượng sạt lở đất xảy ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái. Theo thống kê, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay ước gần 6.255 tỷ đồng; có 56 người chết và mất tích, trong đó có 33 người chết do sạt lở đất, 1 người chết do đá lăn. Đặc biệt, thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh và an sinh xã hội. Hàng trăm công trình thuỷ lợi, hồ, đập bị hư hỏng nguy cơ mất an toàn. Nhiều tuyến đường từ quốc lộ đến liên xã trong mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập úng, sạt lở làm ách tắc giao thông. Hàng chục khu dân cư bị sạt lở nghiêm trọng phải di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn.

Qua kiểm tra, rà soát trước mùa mưa bão năm 2021, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) có gần 80 hộ nằm trong vùng nguy cơ cao về sạt lở đất, đá. Là xã từng chịu thiệt hại nặng nề do sạt lở, lũ quét nên nhiệm vụ phòng chống thiên tai (PCTT) được xã đặc biệt chú trọng. Chủ tịch UBND xã Hà Văn Tùng cho biết: Để chủ động ứng phó với các tình huống trong mùa mưa bão năm nay, xã xây dựng kế hoạch PCTT, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, hội đoàn thể và các xóm. Bổ sung cắm biển cảnh báo nguy hiểm ở các điểm có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét. Khi xảy ra mưa to kéo dài, xã tuyên truyền, vận động các hộ chủ động di chuyển đến nơi an toàn, không ngủ lại lán trại trên nương để tránh tình huống bất ngờ. Xã cũng chuẩn bị nhân lực, vật lực để chủ động ứng phó với thiên tai. Tuy nhiên, trong công tác này, ý thức, trách nhiệm của người dân là hết sức quan trọng.

Hiện đang trong cao điểm mùa mưa bão, cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, từ nay đến cuối năm, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ... hoạt động gia tăng, cần đề phòng mưa lớn dồn dập trong thời gian ngắn có thể gây lũ lụt, sạt lở đất.

Theo đó, với tình huống lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở những khu vực đã dự kiến trước, các biện pháp ứng phó được UBND tỉnh chỉ đạo là: Khi nhận được lệnh sơ tán khẩn cấp, lực lượng cứu hộ, cứu nạn phải lập tức tới hiện trường triển khai thực hiện phương án chuyển dân tới nơi an toàn trước khi xảy ra lũ quét hoặc sạt lở đất. Chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương. UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, xã triển khai nhanh các điều kiện tối thiểu theo phương án đã chuẩn bị trước để đảm bảo cuộc sống cho Nhân dân tại nơi sơ tán. 

Đối với tình huống lũ quét, sạt lở đất xảy ra đột xuất ở những khu vực ngoài dự kiến, cần cứu chữa kịp thời những người bị thương. Khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích…Nhanh chóng chuyển người dân đến nơi an toàn; dựng lều bạt, cứu trợ khẩn cấp các điều kiện thiết yếu cho đồng bào; thăm hỏi, chia sẻ đau thương, mất mát và giảm nhẹ tổn thương tinh thần cho những người bị mất người thân, mất mát tài sản…

Bình Giang


Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục