(HBĐT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn, trong năm 2022, thiên tai tiếp tục có diễn biến bất thường, không theo quy luật. Gần đây nhất là ngày 15/4 vừa qua, Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh phát đi thông tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thủy văn mùa. Theo đó, cơ quan chuyên môn nhận định, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên khu vực biển Đông sớm hơn so với trung bình nhiều năm với khoảng 11 - 13 cơn, trong đó, 5 - 6 cơn có khả năng đi vào đất liền nước ta; đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp. Riêng khu vực tỉnh Hòa Bình có khả năng chịu ảnh hưởng gián tiếp của 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa vừa, mưa to đến rất to diện rộng.


Cạnh quốc lộ 6 trên địa bàn phường Trung Minh (TP Hòa Bình) nguy cơ cao tiếp tục xảy ra sạt lở đất trong mùa mưa bão năm nay.

Ngoài ra, cảnh báo mùa mưa năm nay có khả năng đến sớm trên khu vực tỉnh (từ cuối tháng 4). Đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn tỉnh trong những tháng chuyển mùa. Trong 3 tháng tới (từ tháng 5 - 7), trên các sông, suối ở tỉnh xuất hiện 1 - 2 đợt lũ, khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn vào cuối tháng 4, đầu tháng 5; đề phòng sạt lở đất ở vùng ven sông, suối.

Thực tế cho thấy, tình hình khí tượng thủy văn, thời tiết nguy hiểm, nhất là các loại hình thiên tai như: Bão trái mùa, trái quy luật; mưa lũ cường suất lớn, hạn hán, lũ lụt, nắng nóng, rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến khu vực tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt là hiện tượng lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở nhiều nơi, với mức độ ngày càng gia tăng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái.

Hiện, trong tỉnh có nhiều khu vực trọng điểm về thiên tai. Đây là những nơi đã từng xảy ra các sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố như sạt lở, sụt lún đất, lũ ống, lũ quét, các khu vực trọng điểm về đê điều có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Cụ thể, các khu vực sạt lở, có nguy cơ sạt lở tại khu dân cư và dọc các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ đã được ban bố tình trạng khẩn cấp, bao gồm: Phía Đông Nhà máy thủy điện Hòa Bình khu vực đồi Ông Tượng; khu vực các tổ 4, 5, 6, phường Chăm Mát (cũ), tổ 4, phường Thái Bình; khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến; xóm Máy 1, 3, 4; xóm Tân Thành, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình); xóm Nhạp Ngoài, xã Đồng Ruộng; xóm Hà, xã Đồng Chum; xóm Kế, xã Mường Chiềng; xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa; xóm Cơi 1, 2, 3, xã Suối Nánh - nay là xã Nánh Nghê; xóm Túp, Trê, xã Tiền Phong (Đà Bắc); xóm Thiên Xa, xã Đồng Bảng - nay là xã Đồng Tân; xóm Ban, xã Tân Thành; xóm So Lo, xã Phúc Sạn - nay là xã Sơn Thủy (Mai Châu); xóm Mớ Khoắc, Mớ Đồi, xã Hạ Bì - nay là thị trấn Bo; xóm Đúp, Củ, xã Tú Sơn; xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Cũng theo số liệu tổng hợp đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 90 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét với 5.439 hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, trong đó đã ổn định cho 1.760 hộ với 6.305 nhân khẩu; 3.679 hộ chưa bố trí ổn định với 14.959 nhân khẩu. UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án di dân tái định cư ổn định cho người dân vùng thiên tai, phương án đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra.

Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai năm 2022, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là đối với loại hình lũ quét, sạt lở đất, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức, thực hiện công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương theo phương châm "4 tại chỗ”. Tiến hành rà soát, thống kê cụ thể vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó, có kế hoạch thiết lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho Nhân dân biết để chủ động phòng tránh. Đối với các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc vùng mới di dân tái định cư, thường xuyên kiểm tra theo dõi hiện tượng bất thường, sẵn sàng phương án di dời người dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản; kiểm tra, rà soát, xử lý việc đào xẻ đất đồi, núi để xây dựng nhà và công trình làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

Khẩn trương rà soát kế hoạch PCTT, các phương án ứng phó với sự cố thiên tai; đánh giá lại các trọng điểm tiềm ẩn sự cố thiên tai, các khu vực nguy hiểm để điều chỉnh, bổ sung nội dung sát thực tế với điều kiện địa phương và diễn biến tình hình thời tiết. Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức theo dõi diễn biến tình hình sạt lở ở khu vực có nguy cơ cao, sông suối, đồi núi, nhất là những xã ven sông vùng hạ du đập thuỷ điện Hoà Bình. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành việc đưa dân đến nơi ở mới; cảnh báo kịp thời cho Nhân dân những nơi có nguy cơ sạt lở. Xây dựng phương án sơ tán, di dời dân và tài sản trong các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, đá...


Bình giang

Các tin khác


Nâng cao hiệu quả trồng rừng từ liên kết sản xuất viên nén gỗ

(HBĐT) - Thông qua liên kết với doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu được kỳ vọng sẽ giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ trồng rừng.

Thời tiết ngày 20/4: Bắc Bộ nhiệt độ tăng, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/4, Bắc Bộ sáng có mưa rào vài nơi, trưa hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh, cao nhất 26 độ. Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa giông, đề phòng lốc, sét.

Ngăn chặn bệnh khảm lá trên cây sắn

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa gửi công văn đề nghị các địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở, đại lý thu mua, đầu tư trồng sắn trên địa bàn tỉnh chủ động các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá sắn.

Bắc Bộ mưa to cục bộ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi

Ngày 19/4, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi.

Huyện Lạc Sơn huy động nguồn lực phát triển đô thị

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng, diện tích 587 km2, dân số khoảng khoảng 14,6 vạn người, 90% sống ở vùng nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa đạt 8,65%, thấp nhất tỉnh. Huyện đang tập trung chỉ đạo các giải pháp phát triển đô thị, phấn đấu năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện đạt 15%, đến năm 2030 đạt 25%, phát triển các đô thị thị trấn Vụ Bản, Mường Vó và Mường Khói theo các cấp đô thị.

Đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) luôn chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, mưa lũ. Do vậy, Sở GTVT đã chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trong ngành và phối hợp với các huyện, thành phố trong phòng, chống thiên tai (PCTT) với phương châm: Chủ động phòng ngừa là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương. Tăng cường cảnh báo các điểm xung yếu trên các tuyến đường thường xuyên bị ngập, những đoạn taluy nguy cơ sạt trượt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục