Bão số 1 hay bão Chaba ngày càng mạnh lên, trong khi đó trên đảo Cát Bà còn có khoảng 11.000 khách du lịch lưu trú.
Sơ đồ đường đi của bão số 1 (tên quốc tế Chaba). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Trước diễn biến ngày càng mạnh lên của bão Chaba, đến ngày 2/7, Hải Phòng đã triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp để sẵn sàng ứng phó với bão số 1.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, đến 10 giờ ngày 2/7, đơn vị đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho hơn 2.000 phương tiện (với gần 7.000 lao động, 357 lồng bè với hơn 800 lao động, 213 chòi canh với hơn 130 lao động) đang hoạt động và neo đậu để chủ động phòng tránh diễn biến của bão, không còn phương tiện hoạt động trong vùng nguy hiểm. Hiện nay, Khu du lịch Cát Bà còn khoảng hơn 11.000 khách du lịch đang lưu trú tại đảo Cát Bà, một số khách đang di chuyển về đất liền.
Đối với sản xuất nông nghiệp, diện tích lúa đã gặt đến ngày 1/7, đạt gần 30.000 ha (chiếm 99,8% diện tích gieo cấy). Ngành Nông nghiệp cần tiếp tục có các biện pháp phòng, chống cho diện tích mạ vụ Mùa đã gieo hơn 1.200 ha (đạt 43% kế hoạch); diện tích lúa vụ Mùa đã cấy đạt 250 ha (đạt 0,87% kế hoạch) và diện tích cây rau màu vụ Hè Thu đã trồng, đạt hơn 1.600 ha (đạt 24,2% kế hoạch).
Công tác đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công cũng đã được các đơn vị gấp rút hoàn thành. Các hạng mục công trình thuộc Dự án tu bổ, nâng cấp đê điều xung yếu năm 2021 (Xây mới 11 cống dưới đê thay thế các cống đã hư hỏng, lấp 1 cống và tu bổ 4 đoạn đê xung yếu) đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo an toàn phòng, chống lụt, bão.
Các cống đã lắp đặt cửa van, máy đóng mở vận hành cánh van. Dự án xây dựng Cống Rộc tại K7+748 đê biển III đã hoàn thành. Dự án kiên cố hóa và điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đê tả Lạch Tray từ cầu An Đồng đến cầu Rào thực hiện cơ bản hoàn thành, còn 1 gói thầu làm đê tường bê tông cốt thép đã thực hiện hoàn thành được 840/1.175m tường bê tông cốt thép, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2022.
Đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và Dự án đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng từ ĐT.353 đến cầu Thái Bình, thành phố đã yêu cầu Chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu thi công xây dựng phương án bảo vệ công trình; dự phòng nhân lực, vật tư, thiết bị sẵn sàng xử lý các tình huống sự cố có thể xảy ra trong mùa lũ bão.
Để tiếp tục triển khai khẩn trương công tác phòng, chống bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hải Phòng đã yêu cầu các ngành, địa phương đơn vị tiếp tục kêu gọi, kiểm đếm tàu thuyền, lồng bè di chuyển về nơi tránh trú; kiểm tra, xử lý đảm bảo an toàn trọng điểm xung yếu; các công trình đang thi công; đặc biệt những công trình thi công liên quan đến hệ thống thủy lợi; tiếp tục tận dụng thuỷ triều, hạ thấp mực nước đệm trong hệ thống công trình thủy lợi; hệ thống thoát nước đô thị đề phòng mưa lớn và nước dâng do bão trong những ngày tới; kiểm tra, rà soát có biện pháp bảo vệ, di dời khách du lịch trên đảo Cát Bà, người ở khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt (có kế hoạch sẵn sàng sơ tán 2.403 người dân trong vùng bị ảnh hưởng khi có mưa lớn kết hợp nước dâng do bão).
Theo TTXVN
(HBĐT) - Ngày 30/6, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 89/CĐ-BCH về việc ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 01 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến, việc tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi sẽ được thực hiện từ tháng 7, đến cuối năm sẽ có đánh giá về việc sử dụng vaccine này và xem xét quyết định sử dụng trên diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng nay, 30/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2022 và có tên quốc tế là Chaba.
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2022, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận định, năm nay, thiên tai sẽ khốc liệt, khó lường, không theo quy luật và mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Thực tế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, cực đoan mà vài chục năm qua chưa từng có, trong đó, những đợt mưa to đến rất to xảy ra nhiều lần ngay từ đầu mùa hè là điển hình. Mưa nhiều, nước thượng nguồn đổ về lớn khiến Công ty thủy điện Hòa Bình (TĐHB) phải xả lũ trước mùa mưa là việc chưa có trong tiền lệ.
(HBĐT) - Mặc dù thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một số địa phương, thiệt hại giảm đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm này đang bùng phát với diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố giáp ranh. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo các địa phương và người chăn nuôi cần nêu cao cảnh giác, chủ động các biện pháp phòng, chống.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 30/6, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to (thời gian mưa lớn tập trung vào chiều tối và đêm) với lượng mưa tích lũy 24 giờ phổ biến 30-70mm, riêng Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ có nơi trên 100mm.