(HBĐT) - Xã Hiền Lương (Đà Bắc) có 5/6 xóm tiếp giáp với vùng hồ sông Đà, địa hình bị chia cắt, đa phần là đồi núi có độ dốc cao. Trên 10 hộ dân tại xóm Doi, Ké tiềm ẩn nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong mùa mưa bão. Xác định những khó khăn đặt ra trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), cấp ủy, chính quyền xã quyết liệt vào cuộc, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.
Thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã kiểm tra, rà soát khu vực xung yếu tại xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc), ảnh chụp ngày 21/7/2022.
Khảo sát thực tế tại khu vực cầu xóm Ké vào trung tuần tháng 7, thời điểm thường xuyên xảy ra mưa to kéo dài. Theo quan sát, người và phương tiện giao thông lưu thông thuận tiện, đảm bảo an toàn di chuyển qua cầu. Ông Đinh Hồng Sắc, xóm Ké chia sẻ: "Cầu xóm Ké được bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 8/2020 giúp người dân yên tâm khi lưu thông trong mùa mưa bão. Trước đó, cứ mưa to là chúng tôi luân phiên nhau túc trực tại hai đầu cầu không cho người và phương tiện qua lại. Bởi tại khu vực này nước lũ đổ dồn từ trên đồi cao cắt ngang mặt đường, nước chảy siết, độ sâu khoảng 3 m. Sau khoảng 2 - 3 ngày nước rút, các phương tiện mới có thể lưu thông an toàn”.
Cầu xóm Ké có tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 30a của Chính phủ và Nhân dân đóng góp. Cầu thuộc công trình giao thông nông thôn cấp 4, dài 17,4 m, bề rộng mặt cầu 8 m, có 3 cửa cống thoát nước, mỗi cửa rộng hơn 4 m. Sau khi được đưa vào sử dụng, cầu đã góp phần tích cực vào việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân trong mùa mưa bão.
Theo rà soát trên địa bàn, các xóm Doi, Ké nằm trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Nguyên nhân chính do địa bàn nhiều đồi dốc, diện tích đất bằng phẳng hạn hẹp nên các hộ dân xây dựng nhà cửa tại khu vực ven suối, dọc theo các sườn đồi. Ngoài ra, tại khu vực này cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng đá lăn, khi mưa lớn nước chảy xối xả cuốn theo đá, đất từ trên đồi cao tràn xuống mặt đường gây ách tắc giao thông. Để hạn chế thấp nhất rủi ro cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, Nhà nước đã hỗ trợ nguồn kinh phí nâng cấp, xây dựng kè bằng rọ đá trên 100m tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã đã kiện toàn lực lượng với tổng số trên 40 thành viên. Thường xuyên họp giao ban nhằm triển khai kế hoạch cụ thể đến các ngành, đoàn thể, thôn, xóm. Phân công cán bộ bám sát địa bàn, rà soát khu vực xung yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản.
Khi xảy ra thiên tai, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. Đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai. Duy trì chế độ trực 24/24 giờ để kịp thời ứng cứu, xử lý các tình huống. Nhanh chóng di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Phân công lực lượng giám sát, hướng dẫn, chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm. Huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
Đồng chí Xa Văn Đạm, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Không chủ quan, lơ là trước diễn biến phức tạp của thiên tai, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu trên địa bàn. Quán triệt, triển khai hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” khi xảy ra thiên tai. Mong muốn chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình giao thông, hệ thống đê, kè đảm bảo an toàn mùa mưa bão. Qua đó quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp, đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Đức Anh
(HBĐT) - Thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, khó đoán định là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững. Những năm gần đây, năm nào trên địa bàn tỉnh cũng hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, rét hại, nắng nóng gay gắt… gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất của người dân.
(HBĐT) - Có dòng sông Bôi chảy qua địa bàn 8 xã, thị trấn, huyện Lạc Thủy được xem như "vùng trũng” hứng thiên tai, đặc biệt là lũ bão. Theo đó, trong những năm qua, huyện luôn chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, thảm họa (ƯPVTTTH). Phát huy vai trò của tổ chức xã hội, Hội Chữ thập đỏ huyện đã luôn sâu sát, đồng hành cùng người dân trong hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/7, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng cục bộ.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã chủ động quán triệt, triển khai hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Huy động máy móc khắc phục tình trạng sạt lở tại các tuyến đường giao thông, di dời 2 hộ dân đến nơi ở mới an toàn... Qua đó nỗ lực giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai.
(HBĐT) - Cử tri xã Hợp Phong (Cao Phong) kiến nghị: Qua lấy ý kiến của Nhân dân về việc khảo sát xây dựng nhà máy xử lý rác thải của tỉnh tại xã Hợp Phong, cử tri xóm Quáng Giữa và Quáng Ngoài, xã Hợp Phong không nhất trí việc xây dựng bãi rác gần khu dân cư của 2 xóm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/7, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm) với lượng mưa từ 10-30mm/24 giờ, có nơi trên 50mm/24 giờ.