(HBĐT) - Những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh (KCB), Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã nỗ lực ứng dụng, triển khai nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại vào chẩn đoán và điều trị. Nhờ đó giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, xử lý kịp thời nhiều trường hợp nguy kịch, mang lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân.


Các y, bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc tiến hành nội soi phế quản ống mềm cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Vừa qua, ông Nguyễn Viết Th., trú tại phường Trung Minh (TP Hoà Bình) nhập viện trong tình trạng khó thở, ho ra máu nhiều. Sau khi nhập viện, qua thăm khám ban đầu cho thấy ông Th. bị tràn dịch màng phổi, hiện tượng ho ra máu chưa rõ nguyên nhân. Bình thường với những trường hợp như ông Th., BVĐK tỉnh buộc phải chuyển tuyến trên vì không thể chẩn đoán một cách chính xác nguyên nhân gây xuất huyết. Tuy nhiên, với việc áp dụng kỹ thuật "nội soi phế quản ống mềm”, chỉ 15 phút sau khi nội soi toàn bộ phế quản, các y, bác sỹ đã "bắt” được bệnh và lên phác đồ điều trị. Qua 2 ngày điều trị tích cực, sức khoẻ của ông Th. dần ổn định, ông có thể ăn cơm, giao tiếp được bình thường, không còn khó thở nhiều như trước. Ông Th. chia sẻ: Dù chưa từng làm nội soi nhưng nghe đến nội soi cũng sợ đau và khó chịu. Quá trình mổ các bác sỹ gây mê, tôi chỉ ngủ một giấc, khi tỉnh dậy đã làm nội soi xong, không cảm giác đau đớn khó chịu gì. 

"Nội soi phế quản ống mềm” đã được BVĐK tỉnh chính thức áp dụng từ tháng 4/2022 và cũng là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh triển khai sớm phương pháp này. Đây là phương pháp mới, mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán ung thư và các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Để triển khai được phương pháp này, ngoài phương tiện máy móc, kỹ thuật còn đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sỹ. Theo bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (BVĐK tỉnh): Nội soi phế quản ống mềm có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán ung thư, các bệnh lý nhiễm trùng và dị vật đường hô hấp. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ thuật khó, rất ít được triển khai ở các bệnh viện tuyến tỉnh do những đòi hỏi rất chặt chẽ, khắt khe về kỹ thuật. Kỹ thuật này can thiệp trực tiếp vào đường thở nên có các nguy cơ suy hô hấp, ngừng thở đường tim, đòi hỏi thầy thuốc phải có trình độ chuyên môn, khả năng cấp cứu các tình huống biến chứng xảy ra trong quá trình nội soi. Khi triển khai kỹ thuật này, BVĐK tỉnh đã cử y, bác sỹ về bệnh viện tuyến T.Ư để đào tạo về chuyên môn bác sỹ, chuyên môn điều dưỡng tham gia vào kíp nội soi. Đây không chỉ là những nỗ lực trong thực hiện kỹ thuật nội soi mà còn là bước tiến trong lĩnh vực gây mê. 

Nội soi phế quản bằng ống mềm là một trong nhiều kỹ thuật y học tiên tiến mà BVĐK tỉnh đã, đang triển khai nhằm chăm sóc sức khoẻ người bệnh. Với sự quyết tâm, nỗ lực của Ban giám đốc, đội ngũ y, bác sỹ, BVĐK tỉnh đã mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng nhiều kỹ thuật y học tiên tiến, hiện đại vào chẩn đoán và điều trị bệnh. Bác sỹ Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Xác định việc ứng dụng kỹ thuật mới có vai trò quan trọng trong điều trị, KCB, BVĐK tỉnh đã nỗ lực đưa vào nhiều ứng dụng mới. Hiện tại đã nghiên cứu và áp dụng rộng rãi các kỹ thuật mới như phẫu thuật loại bỏ u tuỷ sống, điều trị các bệnh về thần kinh xương tuỷ. Bệnh viện cũng đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh khó, nguy kịch như ca nhồi máu cơ tim, vỡ tử cung, điều trị hoại tử do rắn độc cắn...

Song song với việc đẩy mạnh ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, BVĐK tỉnh triển khai mạnh mẽ các dịch vụ y tế theo hình thức trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB. Hiện nay, đến bệnh viện, người bệnh có thể truy cập wifi miễn phí mọi lúc mọi nơi, đăng ký KCB qua app tiếp cận thông tin dịch vụ y tế ngay trên chiếc điện thoại thông minh của mình. Bệnh viện cũng áp dụng triệt để chữ kỹ số, bệnh án điện tử để đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục hành chính trong KCB, hạn chế thời gian chờ đợi của người bệnh. 

Nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên môn, triển khai nhiều kỹ thuật mới, tỷ lệ bệnh nhân tại bệnh viện phải chuyển tuyến trên giảm qua từng năm. Cùng với đó, BVĐK tỉnh chú trọng nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, kết hợp với đẩy mạnh xây dựng môi trường bệnh viện ngày càng xanh, sạch, đẹp, tạo niềm tin, sự hài lòng của người dân.

Đinh Hòa


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục