Thống kê sơ bộ, đến sáng 28/9, toàn thành phố Đà Nẵng có 2 căn nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), 75 cây xanh và một số biển hiệu bị đổ, chưa xảy ra thiệt hại về người.


Công tác dọn dẹp sau bão được khẩn trương thực hiện.

Để khắc phục thiệt hại sau bão, lực lượng công an, bộ đội, các cấp chính quyền địa phương đã phối hợp, tích cực hỗ trợ người dân dọn vệ sinh đường phố, sửa chữa nhà cửa.

Ghi nhận của phóng viên TTXVN, sáng 28/9, trên địa bàn Đà Nẵng gió vẫn giật mạnh, có mưa theo từng đợt. Trên các tuyến đường chính, nhiều cây xanh bị đổ ngã, bật gốc.

Đại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cho biết, trong sáng 28/9, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đã cắt cử hàng chục cán bộ, chiến sĩ kịp thời hỗ trợ người dân dọn vệ sinh đường phố. Trong đó, các lực lượng tập trung di chuyển các cây xanh bị đổ giữa đường, dọn sạch các vật liệu xây dựng, bảng biển quảng cáo gây cản trở giao thông; đồng thời hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa… Theo Đại tá Nguyễn Quang Vinh, đơn vị đang họp bàn các phương án, điều cử lực lượng phối hợp với Công an thành phố khắc phục thiệt hại sau bão.

Tại cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống thiên tai, sáng 28/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương khẩn trương kiểm tra, đánh giá thiệt hại, sớm ổn định sinh hoạt của người dân; san gạt, sửa chữa đảm bảo giao thông và khắc phục kịp thời hậu quả do bão, mưa lũ gây ra. Ngoài ra, các địa phương phải sẵn sàng triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực nguy cơ ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính;duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng nhận định, sau mưa bão, tình hình thời tiết vẫn nguy hiểm (gió mạnh, sóng lớn, ngập lụt, sạt lở đất, đá...). Vì vậy, người dân không được chủ quan, không sửa chữa nhà cửa khi chưa thực sự cần thiết; không được đi lại hoặc đánh bắt trên biển, sông, suối, hồ, đập, vùng trũng thấp, ngập lụt, sạt lở…và không thực hiện các hoạt động chưa cần thiết khác để tránh các tai nạn, sự cố đáng tiếc xảy ra.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Theo dõi tin khẩn về bão Noru qua tài khoản Zalo của các tỉnh miền trung

Thông qua trang Zalo chính thức, các địa phương Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế,... đã nhanh chóng gửi đi nhiều thông báo khẩn, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bão Noru đến người dân.

Thời tiết ngày 26/9: Siêu bão Noru tiến vào Biển Đông, mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 26/9, bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.

Những vấn đề bức xúc về môi trường ở nông thôn

(HBĐT) - Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) ở khu vực nông thôn đã có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, thực tế vẫn chỉ ra rằng, nếu không nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong công tác BVMT, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền thì ô nhiễm môi trường sẽ là rào cản lớn cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nông nghiệp bền vững.

Xã Hưng Thi: Trăn trở mỗi mùa mưa lũ

(HBĐT) - Do ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ, các hộ nằm ven sông Bôi trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) thường xuyên bị ngập úng, sạt lở, thiệt hại về nhà ở, hoa màu. Cứ mỗi trận mưa lớn là người dân lại thêm lo lắng, trăn trở bởi giao thông chia cắt, nông sản thu hoạch không vận chuyển được, ảnh hưởng lớn tới đời sống.

Xã Thanh Hối: Lan tỏa hoạt động bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Tuyến đường hoa bằng lăng tím do phụ nữ trồng, chăm sóc; dùng làn đi chợ giảm thiểu rác thải nhựa; đào hố rác, lò đốt rác tại gia đình... là những mô hình, hoạt động thiết thực phụ nữ 3 xóm vùng dự án của xã Thanh Hối triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT) tại địa phương. Các mô hình, hoạt động của dự án đi vào hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nâng cao nhận thức cho người dân, tạo sự lan tỏa và từng bước đưa công tác BVMT trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục