(HBĐT) - Với vị trí địa lý đặc thù đồi núi, tỉnh ta thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các đợt mưa với cường độ, tần suất lớn gây lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ nhiều nơi. Hiện tượng nắng nóng gay gắt vào mùa hè, nhiệt độ giảm sâu vào mùa đông làm xuất hiện nắng nóng, băng giá... kèm theo đó là giông lốc, mưa đá xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh ta xác định chủ động và quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) với phương châm "phòng" hơn "chống", từ ứng phó đến hành động sớm.


Lực lượng xung kích xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi gia cố các điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn xã. 

Theo thống kê từ năm 2017 - 2022, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh ước 6.540,145 tỷ đồng; số người chết và mất tích do thiên tai là 65 người, bị thương 30 người. Riêng năm 2022, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 667,801 tỷ đồng, trong đó mức thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp 265,301 tỷ đồng; thiệt hại về cơ sở hạ tầng 402,5 tỷ đồng; thiệt hại về người có 10 người chết, 1 người mất tích, 1 người bị thương. 

Thực tế trong những năm qua mức độ ảnh hưởng của thiên tai trên địa bàn tỉnh ngày một phức tạp, khó lường, đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ. Tỉnh ta đã xảy ra tất cả các loại hình thiên tai, bao gồm cả bão lũ, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ ống lũ quét, hạn hán, giông, lốc sét, mưa đá, rét đậm, rét hại, động đất... Trong đó, tỉnh ta có các khu vực trọng điểm về thiên tai là các khu vực đã từng xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố như sạt lở, sụt lún đất, lũ ống, lũ quét, các khu vực trọng điểm về đê điều. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh có 91 điểm, khu vực với khoảng 3.891 hộ dân cư bị ảnh hưởng, có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất cần di dân tái định cư; xen ghép hoặc xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm ổn định đời sống cho người dân, tập trung ở tất cả các huyện, thành phố. Ngoài ra, có 48 xã tại các huyện: Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, TP Hòa Bình thuộc khu vực trọng điểm giông, lốc sét; 102 xã, phường có nguy cơ cao ngập úng.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại. Các hồ, đập phần nhiều được xây dựng từ những năm 80, đến nay qua quá trình sử dụng và ảnh hưởng của mưa lũ hàng năm, nhiều hồ, đập đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn cao khi có mưa, lũ lớn như: Hệ thống công trình hồ Ngọc Lương 1+2 huyện Yên Thủy; các hồ Hào Tân, Mè, Nà Tằm, huyện Đà Bắc; hồ Khả huyện Mai Châu; hồ Cây Mào, Rộc Cọ, Đá Bạc, Đồi Vầu, huyện Lạc Thủy; hồ Quèn Nhạ, Trác, Vó Khơi, Ba Sào, Sòng Nước, Đầm Sống, huyện Yên Thủy; hồ Suối Ong, huyện Lương Sơn; hồ Láo Ngảo, Đồng Chụa, TP Hòa Bình; hồ Ngọc, huyện Lạc Sơn; hồ Rộc Cằm, Hồi Công, huyện Kim Bôi...

Thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, thời gian qua, tỉnh ta đã chủ động chuyển từ ứng phó sang hành động sớm; trong đó, công tác dự báo thời tiết, thủy văn chi tiết đã được nâng cao. Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh đã tổ chức lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa tự động phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.  Chủ động trong dự phòng dự báo tình hình diễn biến thời tiết, tỉnh cũng từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở. Ban chỉ huy PCTT&TKCN đã được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời xây dựng lực lượng tình nguyện tham gia sơ tán, cứu hộ, cứu nạn của các tổ chức, cá nhân đoàn thể xã hội, do chính quyền các địa phương huy động và chỉ đạo. Trung bình mỗi xã, thị trấn huy động 100 người tình nguyện xung kích cùng với lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt tham gia PCTT&TKCN tại cơ sở. 

Năm 2023, tình hình thời tiết tiếp tục có những diễn biến bất thường. Theo dự báo, thời tiết nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra trên diện rộng, kèm theo đó là giông lốc, lũ quét, sạt lở đất hết sức khó lường.

Để chủ động các biện pháp phòng chống thiên tai, đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi cho biết: Ngoài các khu vực trọng điểm về thiên tai đã được cảnh báo, ngành đã chỉ đạo các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, rà soát các trọng điểm về thiên tai có thể xảy ra, lập các phương án ứng phó thiên tai cấp huyện, xã để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng người dân và Nhà nước, kịp thời ứng phó các sự cố thiên tai có thể xảy ra. Đối với các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn các huyện, thành phố do các chủ đập UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện phê duyệt phương án và bảo vệ công trình theo quy định. 

Cùng với đó,  Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành khi có thiên tai xảy ra. Thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 và các năm tiếp theo. 


Đinh Hòa


Các tin khác


Thời tiết ngày 15/5: Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/5, Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió Đông Nam cấp 2-3 với nền nhiệt cao nhất khoảng 27-30 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

(HBĐT) - Hiện nay, bên cạnh những mặt hàng bảo đảm an toàn về chất lượng, đầy đủ các thông tin về thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ… thì không ít người tiêu dùng cảm thấy lo lắng khi trên thị trường xuất hiện nhiều loại hàng hóa không rõ nguồn gốc dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng (NTD). Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe, quyền lợi NTD trong sử dụng thực phẩm, nông sản, Ngành NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng về an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (NLTS).

Nắng nóng gay gắt kéo dài, hệ thống điện quốc gia đối diện nhiều khó khăn

(HBĐT) - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, khi miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng, phụ tải hệ thống điện quốc gia tiếp tục có xu hướng tăng và cao hơn kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Phòng trừ bệnh đạo ôn gây hại trên lúa vụ xuân

(HBĐT) - Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), hiện diện tích lúa xuân ở một số địa phương như: Kim Bôi, Lạc Thủy, TP Hòa Bình mắc bệnh đạo ôn và gây hại, tỷ lệ phổ biến từ 1-3% số lá, cục bộ gây lụi từng bụi, từng chòm. Ngành NN& PTNT đang theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh, từ đó hướng dẫn người dân phòng trừ hiệu quả để bảo đảm năng suất lúa không bị ảnh hưởng khi thu hoạch.

Không để hoạt động khai thác đá ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống người dân

(HBĐT) - Đó là quan điểm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh các sai phạm, không để hoạt động KTKS ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân.

Chung sức, đồng lòng giữ màu xanh đại ngàn

(HBĐT) - Những khu rừng đại ngàn như Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò; rừng chò chỉ Xăm Pà; rừng phòng hộ đầu nguồn xóm Nghẹ, xã Vạn Mai… đều có hệ động thực vật đa dạng, phong phú luôn được bảo vệ hiệu quả, an toàn. Góp phần vào thành quả đó là cộng đồng dân cư sống chung với rừng từng ngày sát cánh cùng lực lượng Kiểm lâm huyện Mai Châu giữ màu xanh cho những cánh rừng quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục