(HBĐT) - Chiều 3/8, Tiểu ban Nội dung - Ban Tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó thảm họa, thiên tai, động đất ảnh hưởng hồ đập thủy điện Hòa Bình năm 2023 tổ chức hội nghị giao ban báo cáo công tác chuẩn bị diễn tập. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Nội dung chủ trì hội nghị.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Nội dung phát biểu kết luận hội nghị. 

Theo kế hoạch, diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó thảm họa, thiên tai, động đất ảnh hưởng hồ đập thủy điện Hòa Bình năm 2023 bắt đầu luyện tập từ ngày 3/8 và dự kiến chính thức diễn tập vào ngày 14/8. Cuộc diễn tập được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 diễn tập vận hành cơ chế; giai đoạn 2 thực hành ứng phó thảm họa thiên tai, động đất ảnh hưởng đến hồ đập thủy điện Hòa Bình và tìm kiếm cứu nạn (TKCN).

Giai đoạn 1 có 3 vấn đề huấn luyện là: Cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình triển khai nhiệm vụ phòng thủ ứng phó với động đất ảnh hưởng đến đập hồ thủy điện Hòa Bình và TKCN; Hội nghị Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình đánh giá tình hình, điều hành, bổ sung kế hoạch ứng phó; giao nhiệm vụ và khắc phục hậu quả động đất làm ảnh hưởng đến đập thủy điện Hòa Bình (tham quan trực tiếp); thực hành ứng phó thảm họa thiên tai, động đất ảnh hưởng đến đập hồ thủy điện Hòa Bình.

Giai đoạn 2 có 5 vấn đề huấn luyện gồm: Thông tin, thông báo, cảnh báo động đất, di dời nhân dân, tài sản đến nơi an toàn, thiết lập Sở Chỉ huy phía trước của tỉnh Hòa Bình (thuyết minh dẫn dắt kết hợp xem video clip); vận hành xả lũ khẩn cấp hồ thủy điện Hòa Bình (xem video clip); TKCN người và phương tiện bị đắm chìm, trôi dạt trên hạ lưu sông Đà; khắc phục sự cố sạt lở, sập đổ công trình và TKCN (xem video clip); thiết lập bệnh viện dã chiến, khu vực sơ tán nhân dân bị ảnh hưởng do thảm họa, sự cố gây ra (tham quan trực tiếp).

Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến thời điểm này, Tiểu ban Nội dung đã hoàn chỉnh trình tự, nội dung, video của 2 giai đoạn diễn tập và 8 vấn đề huấn luyện. Các sở, ngành đã chuẩn bị tốt diễn tập vận hành cơ chế và triển khai bệnh viện dã chiến bị ảnh hưởng do thảm họa, thiên tai.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã bàn thảo các phương án chuẩn bị về phương tiện, cơ sở vật chất cho công tác diễn tập. Đặc biệt là về hệ thống đường truyền internet, điện, nhà bạt, tấm lưới ngụy trang, nhà sự kiện, xe khách phục vụ đưa đón khung diễn tập; trang trí khánh tiết, công tác thông tin tuyên truyền và đảm bảo an ninh, an toàn diễn tập.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trưởng Tiểu ban Nội dung đề nghị các sở, ngành căn cứ hướng dẫn, văn bản của Ban chỉ đạo diễn tập để hoàn chỉnh các văn bản, khung diễn tập của cơ quan, đơn vị, luyện tập nghiêm túc, thực hành nhuần nhuyễn đảm bảo công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện các nội dung đã được phân công, đảm bảo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo mục tiêu chặt chẽ, đúng nguyên tắc, thiết thực và hiệu quả.

P.V


Các tin khác


Biển Đông có khả năng đón 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 8

Nhận định về xu hướng thời tiết tháng 8/2023, Phó Trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Đức Hòa cho biết, khoảng thời gian này có khả năng xuất hiện từ 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông, ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Bảo vệ, phát triển rừng để phòng chống thiên tai

(HBĐT) - Gia đình ông Bùi Văn Dành ở xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) có gần 2ha đất rừng sản xuất. Những năm qua, được sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, gia đình ông tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó vừa đảm bảo sinh kế, vừa góp phần phòng chống thiên tai (PCTT), sạt lở đất... Ông Dành chia sẻ: Thực hiện chủ trương của địa phương chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, gia đình tôi từng bước chuyển dần sang trồng rừng gỗ lớn. Qua đó không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà việc thường xuyên duy trì độ che phủ của rừng góp phần quan trọng giữ được nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất ở các vùng, địa bàn lân cận. Thêm nữa, việc trồng rừng gỗ lớn cũng góp phần PCTT, sạt lở đất, chắn gió trong mùa mưa bão.

Xói lở đe dọa 2 nhà máy thủy điện ở Đắk Nông

Mưa lớn và dòng nước chảy xiết đã làm xói lở nhiều hạng mục công trình của 2 nhà máy thủy điện trên suối Đắk Nông, thuộc địa phận thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Các khu vực trên cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 31/7 - 2/8, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 60 - 120mm, có nơi trên 200mm.

Phát huy vai trò các tổ chức hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh có nhiều hoạt động phối hợp các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp các hội thành viên, tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thời tiết ngày 31/7: Mưa dông ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 170mm. Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Ninh Thuận và Bình Thuận có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục