Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TU, ngày 30/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác triển khai thực hiện phong trào "Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh”, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về tác hại của rác thải nhựa và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường được nâng lên.
Các địa phương đã triển khai biện pháp giám sát và xử lý nghiêm việc xả rác bừa bãi, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng. Các cấp ủy phát động nhiều phong trào cùng chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền công tác này trong các sự kiện về môi trường. Tuy nhiên, việc thay đổi tư duy sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy và túi nilon gặp khó khăn do giá thành rẻ và tiện lợi. Sản phẩm thân thiện môi trường như túi vải, túi giấy, ống hút tre, cốc thủy tinh có giá cao và ít thông dụng. Thói quen phân loại rác tại nguồn của người dân chưa phổ biến, cũng như hệ thống thu gom và xử lý chưa hiệu quả.
Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TU, vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kết luận nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác triển khai thực hiện phong trào "Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, theo đó nhấn mạnh một số giải pháp như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trong đó lồng ghép việc triển khai thực hiện phong trào chống rác thải nhựa.
Nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt, xác nhận hồ sơ về môi trường, công nghệ, cấp phép đầu tư, xây dựng các dự án, đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần để đảm bảo lộ trình hạn chế và dừng sản xuất theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải, bỏ, dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường. Quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực.
Đẩy nhanh việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế. Nghiên cứu phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới. Tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh, đặc biệt cho việc tái chế, xử lý chất thải trong đó có rác thải nhựa.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Khuyến khích các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Nhân rộng các mô hình hiệu quả, chú trọng xây dựng mô hình bảo vệ môi trường lồng ghép các mô hình kinh tế - xã hội. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Huy động tối đa các nguồn lực của Trung ương, các tổ chức, cá nhân đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, cùng với phát triển cơ sở hạ tầng môi trường đô thị và nông thôn; chú trọng xây dựng các khu tái chế và xử lý rác với công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh thu gom và xử lý rác thải, chất thải y tế và nhựa. Tổ chức bình chọn và công bố các sản phẩm, cửa hàng, siêu thị thân thiện với môi trường. Xây dựng mô hình kinh tế chiều sâu, áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt trong tái chế rác thải. Thực hiện quy định thay thế nhiên liệu và sản phẩm gây hại bằng các lựa chọn thân thiện với môi trường và tái sử dụng...
Việt Hà (TH)
(Văn phòng Tỉnh uỷ)
Thực hiện đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Tân Lạc đẩy mạnh cập nhật bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân (CCCD) của người tham gia trong cơ sở dữ liệu BHXH Việt Nam và cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét kèm theo nồm ẩm; Nam Bộ nắng nhiều.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/1, trên đất liền, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - 3; vùng ven biển cấp 3.
Ngày 9/1, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết mùa Đông, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, huyện Kim Bôi đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, hiện nay bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng gần sáng ngày 10/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3; vùng ven biển cấp 3.