Ngày 17/1, UBND tỉnh ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước (HH,TN) trên địa bàn tỉnh.

Do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Mùa khô năm 2023-2024 có thể xảy ra HH,TN cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân như trong mùa khô năm 2022-2023. Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc thiếu nước gây ra trên địa bàn tỉnh, đồng thời chủ động ứng phó với nguy cơ HH,TN cục bộ, thực hiện Công điện số 04/CĐ-TTg, ngày 15/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với nguy cơ HH,TN, xâm nhập mặn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Đài PT&TH tỉnh; Báo Hòa Bình; Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình; Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống HH,TN trong những tháng cao điểm mùa khô tới, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết tại địa phương, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán kịp thời hướng dẫn, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh phù hợp.

- Xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

- Kiểm kê, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để có kế hoạch vận hành từng hệ thống thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước, trong đó trước hết ưu tiên nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho người dân, chăn nuôi gia súc và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu.

- Triển khai các biện pháp cần thiết để trữ nước; đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến; kéo dài đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ cho nông thôn; vận chuyển nước sinh hoạt cho các khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước.

- Chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, nhất là đối với vùng núi thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt.

- Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước sang cây trồng cạn.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung.

- Sở NN&PTNT theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức dự báo chuyên ngành theo quy định, chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng và thực hiện các giải pháp phòng, chống HH,TN. Tổng hợp tình hình HH,TN ở các địa phương, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan T.Ư xem xét, hỗ trợ các địa phương (nếu có).

- Sở Công Thương chỉ đạo, đôn đốc các chủ hồ chứa thủy điện rà soát, lên phương án vận hành, sản xuất điện trong bối cảnh xảy ra thiếu nước tại các hồ thủy điện; bảo đảm cân đối nguồn nước phù hợp, ưu tiên dành nước của các hồ thủy điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, phòng chống HH,TN.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT&TH tỉnh, Báo Hòa Bình và các cơ quan truyền thông địa phương tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị và người dân để thay đổi nhận thức, chủ động sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động ứng phó với tình trạng HH,TN.

 Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống HH,TN.

Các sở, ban, ngành khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục tình trạng HH,TN theo chức năng quản lý nhà nước được phân công.


P.V (TH)

Các tin khác


Xác định nguyên nhân 4 người tử vong trong vụ cháy ở phố cổ Hà Nội

Sáng 15/1, đám cháy bất ngờ bùng lên tại căn nhà trên phố Hàng Lược (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Vụ cháy khiến 4 người tử vong.

Thời tiết ngày 15/1: Bắc Bộ sáng và đêm có mưa và mưa nhỏ rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/1, Bắc Bộ nhiều mây, sáng và đêm có mưa và mưa nhỏ rải rác, trời rét. Các tỉnh Nam Bộ có mây, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng.

Thời tiết ngày 14/1: Bắc Bộ trời rét, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/1, Bắc Bộ nhiều mây, có mưa, mưa nhỏ vài nơi, trời rét. Các tỉnh Nam Bộ có mây, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng.

Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa

Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TU, ngày 30/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác triển khai thực hiện phong trào "Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh”, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về tác hại của rác thải nhựa và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường được nâng lên.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 16/SNN-KL gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp năm 2024.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ rừng

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong theo dõi diễn biến rừng, cảnh báo cháy rừng..., công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) trên địa bàn tỉnh thời gian qua có những chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục