Dù đã từng bước được đầu tư, song các tuyến đường vùng cao luôn đứng trước nguy cơ sạt lở, ách tắc giao thông. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đang rà soát xác định những vị trí xung yếu, triển khai các kịch bản, phương án phòng, chống thiên tai, đảm bảo giao thông theo phương châm "4 tại chỗ", xử lý nhanh nhất sự cố ách tắc giao thông trong mùa mưa bão năm 2024.


Đơn vị quản lý tổ chức xúc dọn đất sạt lở đoạn km 3+300 trên tuyến đường 433 (TP Hòa Bình - Đà Bắc).

Công ty CP xây dựng giao thông Hòa Bình - đơn vị được giao quản lý hàng trăm km đường giao thông trên địa bàn tỉnh, chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Mùa mưa lũ hàng năm, các tuyến giao thông này thường xuyên sạt lở gây ách tắc. Đồng chí Lê Tuấn Tuyến, Giám đốc Công ty CP xây dựng giao thông Hòa Bình cho biết: Căn cứ chỉ đạo của Sở GTVT, công ty chủ động xây dựng phương án, kịch bản đảm bảo giao thông, chuẩn bị nhân lực, máy móc, vật tư, xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp để có thể xử lý sự cố ách tắc, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống. Trong đó, chuẩn bị khoảng 200 rọ thép, hàng trăm m3 đá hộc tập kết ở các vị trí thuận lợi để huy động khắc phục sự cố. 

Đối với tuyến đường 433, tuyến đường độc đạo từ TP Hòa Bình đi các xã vùng cao huyện Đà Bắc như Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng, Nánh Nghê nằm ở địa bàn đồi núi, độ dốc lớn, mái taluy cao, hay xảy ra sạt lở, có nhiều ngầm tràn thường xuyên bị ngập úng khi mưa lớn. Công ty đã có phương án cụ thể để tổ chức ứng trực, cảnh báo, điều hành giao thông, không cho người và phương tiện đi lại khi có nước lũ dâng cao, đồng thời cảnh báo những khu vực nguy cơ trượt sạt để người dân cảnh giác. Khi xảy ra trượt sạt tập trung huy động nhân lực, thiết bị để xử lý bước 1 đảm   bảo giao thông nhanh nhất trong  điều kiện có thể. Đối với các tuyến giao thông khác như đường 432  (Mai Châu) cũng nằm ở địa hình nền đất yếu, độ dốc cao, đã từng trượt khối lượng lớn đất, đá lấp đường, tràn xuống cả lòng hồ thủy điện; tuyến đường 448 (TP Hòa Bình - Kim Bôi) hàng năm thường xảy ra trượt sạt, ngập úng tại các ngầm tràn. Hiện, lực lượng chức năng khẩn trương rà soát triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), xử lý sự cố theo phương phâm "4 tại chỗ".

Sở GTVT hiện quản lý trên 100km đường Trung ương ủy thác, gồm các tuyến: QL.12B (56,8km), QL.21 (33,8km), QL.70B (10,04km). Ngoài ra, UBND tỉnh giao theo dõi, kiểm tra 32,932km QL.6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình (Km38+00 - Km70+932 ) và 23,42km đường   Hòa Lạc - Hòa Bình (Km6+680 -:- Km30+100); gần 200 km đường khu vực đặc biệt khó khăn. Hiện nay, trên các tuyến đang tiến hành sửa chữa, bổ sung hệ thống ATGT. 

Với chất lượng hiện trạng hạ tầng giao thông trên địa bàn, năm 2024, những vị trí, tuyến đường được xác định xung yếu gồm: QL.6 đoạn dốc Quy Hậu, dốc Thung Khe, Thung Nhuối...; tuyến C, đường TSA, đường 12B, ĐT.432, ĐT.433, ĐT.435 chiều cao và độ dốc    mái taluy lớn nên có nguy cơ sạt lở; các tuyến đang cải tạo, nâng cấp như: ĐT.432, ĐT.436, ĐT.445, ĐT.448 và ĐT.450; một số đoạn tuyến trên QL.6 (qua thị trấn Cao Phong, thị trấn Mãn Đức) và hầu hết các tuyến đường có ngầm đều có nguy cơ tắc đường cục bộ khi mưa lớn kéo dài do nước ngập sâu, chảy xiết, đặc biệt là hạn chế giao thông tại cầu Ngòi Mại, Km8+310, ĐT.445 đang thi công cầu mới, cầu cũ bị hư hỏng nặng không thể lưu thông được, phương tiện phải lưu thông qua tuyến khác mất nhiều thời gian hơn. Hệ thống đường đô thị, đường giao thông nông thôn, đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh do UBND cấp huyện, cấp xã và một số chủ quản lý, sử dụng khác dài khoảng 10.000km, đã nhựa hóa, bê tông hóa khoảng 6.350km, tuy nhiên, hệ thống đường GTNT cấp kỹ thuật còn thấp, nền, mặt đường nhỏ hẹp, còn tồn tại một số cầu yếu, mái taluy dốc dễ bị sạt lở gây mất ATGT khi có mưa, bão xảy ra.

Sở GTVT đã sớm xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản đảm bảo giao thông trong mùa mưa bão năm 2024, hiện đang kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai phương án phòng, chống thiên tai, đảm bảo giao thông phù hợp với điều kiện thực tế. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp cơ quan liên quan rà soát các vị trí xung yếu, công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường được phân cấp quản lý; kịp thời sửa chữa hư hỏng, gia cường các vị trí xung yếu. Kiểm tra, rà soát các công trình cầu, có phương án cấm qua lại cầu yếu, cầu, ngầm có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Theo dõi, kiểm tra và có biện pháp sửa chữa, gia cố tăng cường những vị trí xung yếu như đoạn đường nền yếu, đèo dốc, mái taluy dễ sụt lở; khơi thông hệ thống rãnh thoát nước, sơn sửa cọc tiêu, cột thủy chí, biển báo hiệu; gia cố lòng cầu, cống, mặt và sân ngầm tràn, thanh thải dòng chảy. Có kế hoạch phân luồng, điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện lưu thông an toàn khi xảy ra sự cố ách tắc, kiên quyết không cho người dân cố ý vượt ngầm khi nước lũ dâng cao, chảy xiết, tránh thiệt hại thương tâm về người. Đôn đốc, chỉ đạo các nhà thầu chấp hành nghiêm chỉnh biện pháp tổ chức thi công được duyệt, giấy phép thi công, thoả thuận, chấp thuận thi công trên đường bộ đang khai thác và công tác phòng, chống thiên tai khi thi công. Tổ chức phân luồng, điều hành, xử lý nhanh các sự cố ách tắc, có phương án ứng cứu đảm bảo giao thông luôn an toàn, thông suốt trong mọi tình huống...

Lê Chung


Các tin khác


Xã Vạn Mai chủ động phòng ngừa đá lăn

Với địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, xã Vạn Mai (Mai Châu) được xác định là "điểm nóng” của tình trạng sạt trượt đất, đá lăn. Để chủ động phòng ngừa thiên tai trong mùa mưa bão, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (BCH PCTT-TKCN&PTDS) xã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, giảm thiểu thiệt hại tối đa về tài sản của nhân dân.

Thời tiết ngày 6/7: Tây Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 6/7, khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Triển khai mô hình trình diễn trồng rừng gỗ lớn bằng giống cây keo lai mô chất lượng

Ngày 4/7, tại xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình phối hợp Viện Nghiên cứu Lâm sinh triển khai mô hình trình diễn trồng rừng gỗ lớn bằng cây giống chất lượng. 

Đề cao ý thức cảnh giác trong phòng chống, ứng phó với thiên tai

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay là thời kỳ cao điểm mưa lũ ở miền Bắc, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Thượng lưu sông Đà có khả năng xuất hiện các đợt nước lên, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng vùng trũng thấp. Kèm theo đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: dông lốc, mưa đá, gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu. Vì vậy, các địa phương cần chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó với mưa lũ để đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của người dân.

Thời tiết ngày 5/7: Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/7, ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm.

Thời tiết ngày 4/7: Khu vực Bắc Bộ mưa dông giảm dần vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 4/7, khu vực Việt Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến từ 20-40 mm, cục bộ có nơi trên 80 mm. Đến chiều tối, lượng mưa giảm dần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục